Xin chào Luật sư X. Tôi cần có giấy xác nhận thờ cúng liệt sỹ để thực hiện thủ tục xin hỗ trợ. Do đó, tôi muốn xin mẫu Giấy xác nhận thờ cúng liệt sỹ thông dụng nhất. Tôi rất mong luật sư tìm và giúp tôi tìm hiểu các nội dung xoay quanh vấn đề này. Mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Giấy xác nhận thờ cúng liệt sỹ thông dụng nhất. Mời bạn cùng đón đọc để có thể tìm được lời giải đáp cho thắc mắc của mình.
Nội dung tư vấn
Ai được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ?
Theo quy định tại Điều 16 Pháp lệnh ưu đãi người có công thì thân nhân của liệt sỹ sẽ được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ.
Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng (cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sĩ; vợ hoặc chồng liệt sĩ) thì người được giao, ủy quyền thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ. (Khoản 4 Điều 15 Pháp lệnh ưu đãi người có công)
Người được uỷ quyền thờ cúng liệt sỹ được xác định theo Khoản 6 Điều 28 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:
- Trường hợp liệt sĩ còn thân nhân thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được các thân nhân liệt sĩ ủy quyền bằng văn bản đảm nhiệm việc thờ cúng liệt sĩ và nhận trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh.
- Trường hợp thân nhân liệt sĩ chỉ còn con, nếu liệt sĩ có nhiều con thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được những người con còn lại ủy quyền; nếu liệt sĩ chỉ có một con hoặc chỉ còn một con còn sống thì không phải làm văn bản ủy quyền. Trường hợp con liệt sĩ giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được con liệt sĩ thống nhất ủy quyền.
- Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân hoặc chỉ còn một thân nhân duy nhất nhưng người đó bị hạn chế năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trú thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được những người thuộc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự ủy quyền. Trường hợp những người này không còn thì được những người thuộc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự ủy quyền.
- Trường hợp không xác định được người ủy quyền thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi liệt sĩ cư trú trước khi tham gia hoạt động cách mạng. Nếu không xác định được xã nơi liệt sĩ cư trú trước khi tham gia hoạt động cách mạng thì giao cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh để thực hiện nghi thức dâng hương liệt sĩ theo phong tục địa phương.
Trình tự thực hiện để được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ
Bước 1: Người thờ cúng liệt sĩ lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Biên bản ủy quyền.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 3: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách kèm giấy tờ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 4: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc của liệt sĩ đang quản lý, ra quyết định trợ cấp thờ cúng.
Giấy xác nhận thờ cúng liệt sỹ thông dụng nhất
Dưới đây là giấy đề nghị hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã do Luật sư X chúng tôi biên tập. Mời bạn đọc xem trước và tải xuống
Thân nhân liệt sỹ được hưởng những ưu đãi nào?
Tại Điều 16 Pháp lệnh 02/2020 thân nhân liệt sỹ có chế độ ưu đãi như sau:
“1. Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.
2. Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.
3. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sĩ; trường hợp có nhiều liệt sĩ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên;
b) Vợ hoặc chồng liệt sĩ.
4. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này sống cô đơn, con liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sĩ hoặc có hai con liệt sĩ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.
6. Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ.
7. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
8. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
9. Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ.
10. Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:
a) Trợ cấp tuất hằng tháng;
b) Bảo hiểm y tế.
11. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đáng hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.
12. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.”
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Giấy xác nhận thờ cúng liệt sỹ thông dụng nhất. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tư vấn ly hôn; giải quyết ly hôn với chi phí ly hôn nhanh hợp lý; tranh chấp tài sản, con cái khi ly hôn; hoặc các dịch vụ về tạm dừng công ty; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên; mẫu đơn xin giải thể công ty, mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh, bảo hộ logo công ty,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người thờ cúng liệt sĩ chuẩn bị hồ sơ để hưởng chế độ trợ cấp thờ cũng liệt sỹ. Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ (mẫu LS7) (UBND cấp xã xác nhận).
– Biên bản ủy quyền (mẫu UQ) (UBND cấp xã xác nhận).
– Bản sao Bằng Tổ quốc ghi công (công chứng).
Hồ sơ lập thành 01 (một).
– Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại thành phần hồ sơ gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách kèm giấy tờ quy định gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội .
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc của liệt sĩ đang quản lý, ra quyết định trợ cấp thờ cúng.
Cơ quan thực hiện giải quyết hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ là:
– Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội