Chào Luật sư. Hiện nay tôi đang điều hành một doanh nghiệp kinh doanh nhỏ tại địa phương, và tôi có một số thắc mắc liên quan đến vấn đề mẫu dấu công ty cần Luật sư giải đáp đó là: quy định thông báo mẫu dấu như thế nào? Và giấy xác nhận mẫu dấu của công ty theo quy định mới là mẫu nào? Doanh nghiệp của tôi có thể khắc hai con dấu được không? Mong Luật sư cung cấp thông tin giúp tôi, cảm ơn Luật sư.
Chào bạn. Luật sư X cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về vấn đề mẫu dấu công ty mà bạn đọc đang thắc mắc chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể cho bạn đọc qua bài viết ” Giấy xác nhận mẫu dấu công ty” dưới đây, mời bạn đọc theo dõi bài viết.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
- Công văn số 4211/BKHĐT- ĐKKD
Quy định thông báo mẫu dấu như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP khi doanh nghiệp muốn đăng ký sử dụng, thay đổi hay hủy bỏ con dấu, thay đổi về số lượng thì phải tiến hành thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở. Nói cách khác là doanh nghiệp phải thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở, nhằm mục đích để Phòng đăng ký kinh doanh đăng tải công khai mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với phòng đăng ký kinh doanh khi thuộc một trong các trường hợp:
- Khi đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành các thủ tục đăng ký sử dụng con dấu cho lần đầu hoặc muốn làm lại con dấu theo quy định mới đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/7/2015.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên của Công ty hợp danh, công ty TNHH hai thành viên, Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, Hội đồng quản trị công ty cổ phần có quyết định thay đổi về số lượng, nội dung, hình thức, màu sắc của con dấu.
- Doanh nghiệp muốn hủy con dấu.
- Doanh nghiệp bị mất con dấu, mất giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu được làm con dấu, con dấu bị mờ, bị hỏng không thể sử dụng được.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp trước ngày 01/7/2015 vẫn tiếp tục sử dụng mẫu con dấu đã được cấp sẽ không phải tiến hành thông báo mẫu con dấu đến phòng đăng ký kinh doanh.
Giấy xác nhận mẫu dấu công ty
Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện (Phụ lục I-18) ban hành kèm theo Công văn số 4211/BKHĐT- ĐKKD của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn áp dụng quy định về đăng ký doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu mới nhất được ban hành kèm theo Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ.
Lưu ý:
- 1:Tên cơ quan quản lý trực tiếp.
- 2:Tên cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
- 3: Địa danh nơi ban hành giấy chứng nhận.
- 4: Tên cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu.
- 5: Quyền hạn, chức vụ của người ký giấy chứng nhận.
Doanh nghiệp có thể được khắc con dấu thứ hai không?
Căn cứ theo điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:
- Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
- Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Có nghĩa là pháp luật không có quy định cấm doanh nghiệp khắc con dấu thứ 2 để được sử dụng trong quá trình hoạt động nên nếu doanh nghiệp bạn muốn sử dụng thêm con dấu thì cần thực hiện việc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác có dấu ban hành.
Hồ sơ thông báo mẫu con dấu
Việc thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp;
- Quyết định về sử dụng, thay đổi, hủy bỏ con dấu của Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, Hội đồng thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Hội đồng thành viên Công ty hợp danh, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần.
- Bản sao Biên bản họp phù hợp với quy định pháp luật của Hội đồng thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty hợp danh, hội đồng quản trị công ty cổ phần về nội dung, hình thức, màu sắc, số lượng con dấu.
- Giấy ủy quyền trong trường hợp không phải do người đại diện thực hiện.
Sau khi phòng kinh doanh nhận đầy đủ những hồ sơ, tài liệu trên doanh nghiệp sẽ được phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy biên nhận, thực hiện đăng tại nội dung con dấu trên Cổng thông tin và gửi thông báo về việc đăng tải thông tin cho doanh nghiệp.
Quy định về hủy con dấu khi giải thể doanh nghiệp
Theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP về hướng dẫn một số điều của Luật Doanh nghiệp, kể từ ngày 08/12/2015, doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục giải thế doanh nghiệp sẽ nộp xác nhận của cơ quan công an về huỷ con dấu và xác nhận cơ quan thuế về hoàn thành nghĩa vụ thuế cho cơ quan đăng ký kinh thay vì nộp con dấu, giấy chứng nhận mẫu dấu, số hoá đơn giá trị gia tăng… chưa sử dụng. Và trước khi nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ nộp con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an và đồng thời xin giấy xác nhận huỷ con dấu; nộp số hoá đơn giá trị gia tăng chưa sử dụng và giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế tại cơ quan thuế và đồng thời xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề giấy xác nhận mẫu dấu của công ty mà bạn đọc quan tâm. Bạn đọc có những thắc mắc, quan tâm về vấn đề pháp lý khác như tư vấn pháp lý về tạm dừng công ty,… hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0833102102 để các Luật sư cũng như đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi có thể giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất đến bạn đọc.
Mời bạn đọc thêm
- Mẫu đơn trình báo và xác nhận mất con dấu công ty
- Làm con dấu công ty cần giấy tờ gì?
- Quy định về con dấu cơ quan nhà nước năm 2023 như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận dấu của doanh nghiệp tồn tại dưới 02 hình thức bao gồm:
– Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;
– Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Quy định này đã chính thức công nhận chữ ký số là dấu của doanh nghiệp và đây là nội dung hoàn toàn mới so với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. Chữ ký số đã được Nghị định 130/2018/NĐ-CP giải thích khái niệm. Theo đó có thể hiểu đơn giản, chữ kí số là một dạng chữ ký điện tử được mã hóa các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp dùng để ký thay cho chữ kí trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện trong các giao dịch điện tử qua mạng internet.
Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp như sau:
– Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau.
rước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao gồm:
+ Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;
+ Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.
– Khi nhận thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Phòng Đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp pháp, phù hợp thuần phong mỹ tục, văn hóa, khả năng gây nhầm lẫn của mẫu con dấu và tranh chấp phát sinh do việc quản lý và sử dụng con dấu.
– Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện mới thì thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện của các lần trước đó không còn hiệu lực.