Chào Luật sư, do xa Việt Nam đã lâu và lấy quốc tịch của chồng nên hiện nay tôi không còn là người có quốc tịch Việt Nam. Dự định tháng 07/2023 tôi sẽ về Việt Nam thăm ba mẹ, tuy nhiên theo như tôi biết trường hợp như tôi khi muốn về Việt Nam phải có các loại giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài tại Việt Nam như thế nào ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài tại Việt Nam. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sđ bs 2019
Người có quốc tịch nước ngoài là gì?
Người có quốc tịch nước ngoài hiện nay có thể hiểu đơn giản nhất chính là người không có quốc tịch Việt Nam. Để có thể xác định một người có quốc tịch Việt Nam hay không thì bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 đã được sửa đổi bổ sung năm 2014.
Theo quy định tại Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 đã được sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về người có quốc tịch Việt Nam như sau:
– Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam
Giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài tại Việt Nam
Hiện nay có rất nhiều cách để có thể chứng minh các loại giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài tại Việt Nam như hộ chiếu, visa, giấy tờ đi công tác, các giấy tờ chứng minh họ đang cư trú tại nước ngoài, giấy đề nghị/quyết định đi công tác nước ngoài tại Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 đã được sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định như sau:
– Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
– Giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Liên hợp quốc cấp, gồm hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (sau đây gọi chung là hộ chiếu)
Điều kiện người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam
Việc người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam hiện nay điều có sự kiểm soát chặt chẽ, nên để có thể nhập cảnh vào Việt Nam một cách hợp pháp thì người nước ngoài cần phải thoả mãn các điều kiện về người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 đã được sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về điều kiện nhập cảnh như sau:
– Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật này.
- Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng;
- Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
– Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.
Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam
Khi đã nhập cảnh vào Việt Nam ngoài việc tuân thủ pháp luật nước ngoài, bản thân người nước ngoài phải có ý thức tuân thủ pháp luật của Việt Nam ví dụ như quy định về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 44 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 đã được sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài như sau:
Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam có các quyền sau đây:
– Được bảo hộ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam trong thời gian cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Người có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý;
– Người có thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm;
– Người đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép; trường hợp vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật;
– Thuyền viên trên các tàu, thuyền nhập cảnh Việt Nam được đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu; trường hợp đi ra ngoài phạm vi trên hoặc xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu khác thì được xét cấp thị thực;
– Vợ, chồng, con cùng đi theo nhiệm kỳ của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ được lao động nếu có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; được học tập nếu có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;
– Người đang học tập tại các trường hoặc cơ sở giáo dục theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được kết hợp lao động nếu có văn bản cho phép của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;
– Người không quốc tịch thường trú ở nước ngoài được nhập cảnh Việt Nam du lịch, thăm người thân;
– Người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh được Bộ Công an xem xét cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
– Tuân thủ pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;
– Hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích nhập cảnh;
– Khi đi lại phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
– Người nước ngoài thường trú nếu xuất cảnh đến thường trú ở nước khác phải nộp lại thẻ thường trú cho đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.
Mời bạn xem thêm
- Đào ngũ có bị tước quốc tịch không theo quy định nhà nước?
- Thủ tục thay đổi quốc tịch năm 2023
- Các nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân tại Việt Nam
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài tại Việt Nam”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bắc giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Người nước ngoài được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
– Chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú còn giá trị;
– Không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 28 của Luật này.
– Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử xuất cảnh phải đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.
Người nước ngoài được quá cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
– Vé phương tiện phù hợp với hành trình đi nước thứ ba;
– Thị thực của nước thứ ba, trừ trường hợp được miễn thị thực.
– Người đứng đầu đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 21 của Luật này.
– Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 21 của Luật này.
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 21 của Luật này.
– Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 21 của Luật này.
– Người có thẩm quyền ra quyết định chưa cho nhập cảnh có thẩm quyền giải tỏa chưa cho nhập cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.