Trước những diễn biến hết sức phức tạp của làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư; rất nhiều các tỉnh đã ban hành; áp dụng chỉ thị 16 của chính phủ về giãn cách xã hội. Theo đó, trong thời gian giãn cách xã hội người dân chỉ được ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết hoặc những trường hợp được cho phép. Khi ra ngoài người dân bắt buộc phải có giấy thông hành để đảm bảo việc kiểm soát dịch bệnh. Vậy, giấy thông hành Covid là gì? những điều về giấy thông hành mà người dân cần quan tâm? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu thông qua bài viết này.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 176/2013/ND-CP
Giấy thông hành Covid là gì ?
Giấy thông hành Covid được hiểu là giấy xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 dùng để xuất trình khi qua chốt kiểm dịch liên tỉnh, nếu không có giấy này, người dân sẽ không được vào tỉnh, thành phố đó.
Hiện nay, khi người dân di chuyển tới những địa điểm nơi có vùng dịch; để được thông qua thì bắt buộc phải có giấy xét nghiệm Covid; cũng như giấy đi đường do cơ quan chủ quản của người lao động cung cấp. Hiện nay, hàng loạt các tỉnh thành trên cả nước yêu cầu người dân phải có giấy thông hành khi đi tới địa phận của tỉnh mình. Người dân, phải xuất trình được kết quả xét nghiệm Covid 19 tại các chốt kiểm dịch để có thể đi vào địa bàn như:: Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Tây Ninh…
Xin giấy thông hành Covid ở đâu ?
“Giấy thông hành” chỉ là tên được người dân dùng để gọi các loại giấy tờ giúp người dân; có thể đi qua được các chốt kiểm soát dịch.
Hiện tại có thể kể đến như Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19; hay Giấy xác nhận cấp cho NĐL đi làm việc tại các đơn vị được phép mở cửa hoạt động khi giãn cách. Tùy địa phương; tùy mức độ giãn cách, quãng đường di chuyển mà yêu cầu xuất trình giấy tờ khác nhau.
Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang triển khai song song; 02 phương pháp xét nghiệm xác định người dương tính với SARS-CoV-2; là xét nghiệm kháng thể (xét nghiệm nhanh) và xét nghiệm tìm gen virus; (xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp PCR).
Theo đó khi có nhu cầu; người dân có thể liên hệ các bệnh viện để được xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc phòng xét nghiệm; của các đơn vị được Bộ Y tế cho phép để xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2. Danh sách các cơ sở; cung cấp và thực hiện việc xét nghiệm Covid; được bộ y tế niêm yết chính thức trên cổng thông tin điện tử của bộ y tế.
Có thể bạn quan tâm
- Băng vệ sinh có phải hàng hóa thiết yếu hay không?
- Về quê chịu tang người thân có phải chịu cách ly theo Chỉ thị 16?
Người dân được phép sử dụng giấy thông hành Covid ra đường với mục đích gì ?
Căn cứ theo Công văn 2601/VPCP-KGVX năm 2020, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng; yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết khi giãn cách theo Chỉ thị 16 gồm:
– Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;
– Các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…
– Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở:
Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng; và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ… được tiếp tục hoạt động….
Ra đường không vì nhu cầu thiết yếu bị phạt bao nhiêu tiền?
Nếu bạn ra ngoài không vì mục đích nhu cầu thiết yếu, không có giấy đi đường, vi phạm quy định phòng trống dịch thì sẽ phải chịu mức phạt tiền lớn. Nếu có nhiều tìn tiết giảm nhẹ thì mức phat có thể chỉ là 1 triệu đồng. Trường hợp nhiều tình tiết tăng năng, mức phạt có thể lên tới 3 triệu đồng.
Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch; và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế…
Để đại dịch mau chóng qua đi thì việc cần thiết nhất hiện nay là ở nhà; đồng thời có tuân thủ đúng quy định về giãn cách xã hội; thực hiện đúng các biện pháp về phòng chống dịch. Giấy thông hành Covid; hay vacxin chỉ là giải pháp tạm thời để kiểm soát dịch bệnh. Điều quan trọng nhất để kiểm soát được sự lây lan chính là ý thức của mỗi người.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết”Giấy thông hành Covid những điều người dân cần quan tâm ? “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833.102.102.
Câu hỏi liên quan
Điều Từ ngày 28/9/2020, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu để phòng dịch; có thể bị phạt tới 03 triệu đồng. Trong trường hợp có các tình tiết giảm nhẹ thì múc xử phạt đối với hành vi này là tư 01-02 triệu đồng
Căn cứ để cơ quan chức năng xử phạt có thể làm việc kiểm tra phát hiện trực tiếp; hoặc “phạt nguội” qua thông tin hình ảnh trong quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hoặc do quần chúng nhân dân cung cấp. Vì vậy nếu ra ngoài không vì nhu cầu thiết yếu không đeo khẩu trang bạn có thể bị phạt nguội
Nếu bạn chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối. Kết quả là gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên. Do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh.
Thì mức phạt cao nhất phải chịu có thể lên tới 12 năm tù. Bạn còn có thể bị phạt tiền bổ sung từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.