Giấy ra viện bị sai có được cấp lại để hưởng bảo hiểm? Thủ tục xin cấp lại giấy ra viện thực hiện thế nào? Người nào có thẩm quyền ký Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Có được cấp lại giấy ra viện bị sai để hưởng bảo hiểm?
Theo điểm a khoản 5 điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện có trách nhiệm cấp lại giấy ra viện trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất, bị hỏng.
- Người ký giấy ra viện không đúng thẩm quyền.
- Việc đóng dấu trên giấy ra viện không đúng quy định.
- Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu “Cấp lại” trên giấy ra viện.
Theo điểm b khoản 5 điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện có trách nhiệm bổ sung, sửa đổi nội dung trên giấy ra viện trong trường hợp có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện.
Sau khi bổ sung, sửa đổi nội dung phải đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (dấu đã đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội) tại phần nội dung bổ sung, sửa đổi.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp bệnh viện đã có sai sót trong việc cấp giấy ra viện cho bạn (sai thông tin về số thẻ bảo hiểm y tế) thì bạn liên hệ với bệnh viện để được cấp lại hoặc bổ sung, sửa đổi nội dung sai nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của bạn.
Thủ tục xin cấp lại giấy ra viện thực hiện thế nào?
Hiện nay, Thông tư 56 chỉ quy định về thẩm quyền cấp lại giấy ra viện chứ không hướng dẫn thống nhất về thủ tục này.Trên thực tế, mỗi cơ sở khám, chữa bệnh lại có những quy định riêng về thủ tục cấp lại giấy ra viện. Nội dung hướng dẫn thủ tục này sẽ được niêm yết công khai hoặc do nhân viên bệnh viện hướng dẫn chi tiết đến người bệnh.
Tuy vậy, quy trình cấp lại giấy ra viện ở các cơ sở khám, chữa bệnh cũng có những điểm chung nhất định. Để xin cấp lại giấy ra viện, người bệnh có thể tham khảo các bước sau đây:
– Bước 1: Người bệnh nộp hồ sơ yêu cầu cấp lại giấy ra viện cho bộ phận tiếp dân của Phòng Kế hoạch tổng hợp tại cơ sở khám, chữa bệnh.
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Đơn xin cấp lại giấy ra viện (theo mẫu sẵn của cơ sở khám, chữa bệnh hoặc tự chuẩn bị).
- Xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy phép lái xe,…
- Bản photo giấy ra viện đã cấp (nếu có).
– Bước 2: Người bệnh nộp lệ phí cấp lại giấy ra viện.
Tùy cơ sở khám, chữa bệnh mà mức phí áp dụng sẽ khác nhau. Phí cấp lại giấy ra viện thường dao động từ 50.000 – 100.000 đồng/bản.
– Bước 3: Nhận giấy hẹn cấp lại giấy ra viện.
Thời gian hẹn cấp lại giấy ra viện là khoảng 02 – 03 ngày kể từ ngày cơ sở khám, chữa bệnh tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
– Bước 4: Đến nhận giấy ra viện cấp lại.
Sau khi có được giấy ra viện đúng thông tin, người lao động cần nộp lại cho doanh nghiệp để nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ hưởng chế độ BHXH.
Quy định cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Mỗi một lần khám sẽ chỉ được cấp một Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH chỉ được cấp tối đa cho thời gian nghỉ 30 ngày.
- Trường hợp người lao động cần nghỉ dài hơn 30 ngày, khi hết hoặc sắp hết thời gian nghỉ được ghi trên Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã cấp thì người bệnh phải tiến hành tái khám để Cơ sở khám chữa bệnh xem xét quyết định.
- Trường hợp người lao động cùng một thời gian được cấp nhiều giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tại các cơ sở khám chữa bệnh khác nhau thì chỉ được theo Giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
- Trong cùng 1 ngày người lao động khám nhiều chuyên khoa tại cùng một cơ sở khám chữa bệnh thì chỉ được cấp một Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do chuyên khoa cuối cùng hoặc chuyên khoa có thời gian nghỉ dài nhất.
Người có thẩm quyền ký Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
– Người hành nghề khám chữa bệnh (y, bác sĩ) làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động được ký Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH.
– Trường hợp người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh hoặc người được ủy quyền đồng thời là người khám chữa bệnh thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu ở phần “Xác nhận của thủ trưởng đơn vị” và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ khám chữa bệnh nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, giải thể công ty, tạm dừng công ty, đăng ký mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, luật bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Dấu trên Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH là mẫu dấu pháp nhân của cơ sở khám chữa bệnh được đăng ký với cơ quan BHXH, và mẫu dấu này có thể tròn, vuông, hình đa giác hoặc các hình dạng khác không yêu cầu bắt buộc.
Tuy nhiên, đơn vị và Người lao động cần lưu ý mẫu dấu của các Chuyên khoa trong cơ sở khám chữa bệnh không phải là mẫu dấu pháp nhân của cơ sở khám chữa bệnh và không đủ điều kiện xác nhận hợp lệ cho Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH được cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Được cấp bởi cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động và người hành nghề được ký vào Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải theo sự phân công của người đứng đầu tại cơ sở KCB đó;
– Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH được cấp phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở KCB đó và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH được cấp phải đúng với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyển môn của Bộ Y tế.