Kinh tế Việt Nam đang ngày một đi lên, trong đó ngành vận tải chiếm một phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Ngày nay, nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa ngày càng tăng cao. Đặc biệt là vận chuyển hàng hóa trong thời buổi dịch bệnh. Chính vì thế, ngày càng xuất hiện nhiều đơn vị kinh doanh vận tải được thành lập. Nhiều người đặt ra câu hỏi cá nhân có xin giấy phép kinh doanh vận tải được không? xin Giấy phép kinh doanh vận tải cá nhân như thế nào? Luật sư X xin giải đáp qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Hoạt động kinh doanh vận tải là gì?
Theo quy định tại Điều 64 Luật Giao thông đường bộ 2008
- Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa. Kinh doanh vận tải là việc sử dụng các phương tiện vận tải để chuyên chở hàng hóa, hành khách trên đường bộ, đường sắt, trên đường hàng không, đường thủy… để sinh lợi
- Hoạt động vận tải đường bộ phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải đường bộ và mạng lưới tuyến vận tải.
Giấy phép kinh doanh vận tải là gì?
Giấy phép kinh doanh xe vận tải là giấy chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải, để cho các doanh nghiệp này có thể kinh doanh một cách hợp pháp, đáp ứng được điều kiện theo quy định của luật. Hiện nay, các lĩnh vực phải xin giấy phép này bao gồm:
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
- Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
Xin giấy phép kinh doanh vận tải để làm gì?
Kinh doanh vận tải là ngành nghề kinh đầu tư kinh doanh có điều kiện, Vì thể khi kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định thì mới được phép kinh doanh. Theo quy định về Điều 1, Điều 2 Nghị định 10/2020/NĐ-CP Quy định khi kinh doanh vận tải phải có giấy phép kinh doanh vận tải.
Đối tượng xin giấy phép kinh doanh vận tải
Đối tượng xin giấy phép kinh doanh vận tải: Doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Hộ kinh doanh có kinh doanh vận tải.
Như vậy, để xin giấy phép kinh doanh vận tải cá nhân trước hết phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và đăng ký ngành, nghề liên quan đến kinh doanh vận tải.
Điều kiện xin giấy phép kinh doanh vận tải
- Phải tiến hành đăng ký kinh doanh.
- Phương tiện vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo đúng quy định
- Người điều hành hoạt động kinh doanh vận tải phải có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên và đã tham gia công tác quản lý vận tải tại các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải ít nhất là 03 năm;
- Có nơi đỗ xe theo quy định, bảo đảm số lượng, chất lượng cũng như niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh
- Có đủ số lượng phương tiện vận tải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp khi thuê xe.
- Trường hợp phương tiện vận tải đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã thì phải có cam kết kinh tế giữa hợp tác xã và xã viên, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của hợp tác xã đối với phương tiện vận tải thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải
Căn cứ vào Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để nộp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh
Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định nội dung và cấp giấy phép kinh doanh
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải
- Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Không có giấy phép kinh doanh vận tải có bị phạt không?
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 28, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì đối với hành vi kinh doanh vận tại mà không có iấy phép kinh doanh vận tải sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.
Lệ phí, phí cấp giấy phép vận tải
Mức thu lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải là 200.000 đồng/giấy phép. Trong trường hợp đổi, cấp lại (do hết hạn, mất, hỏng, thay đổi tên người đại diện theo pháp luật, thay đổi địa điểm kinh doanh, bổ sung ngành nghề kinh doanh): 50.000 đồng/lần cấp.
Thành lập công ty vận tải cần xinh những giấy phép gì?
Mời bạn xem thêm bài viết
- Xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu không?
- Thành lập công ty vận tải cần bao nhiêu tiền?
- Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Giấy phép kinh doanh vận tải cá nhân“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục kết hôn tại đại sứ quán; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Đăng ký hộ kinh doanh; Bảo hộ quyền tác giả;… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Việc xin giấy phép được thực hiện tại Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã hoạt động
Thời gian cấp giấy phép kinh doanh xe vận tải tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ khi Sở giao thông vận tải cấp tỉnh nhận hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cần sửa đổi, bổ sung thì thời gian kéo dài hơn dự kiến
Có thể nộp hồ sơ bằng hình thức trực tiếp; thông qua đường bưu điện hoặc có thể bằng hình thức online.