Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) hay còn được gọi là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH là một giấy tờ bắt buộc phải có để hưởng chế độ ốm đau. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin cho bạn về vấn đề Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày?
Căn cứ pháp lý
Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày?
Một trong những nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH được ghi nhận tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT đó là mỗi lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Cùng với đó, tại Phụ lục 7, Thông tư 56 cũng hướng dẫn cụ thể cách ghi số ngày nghỉ trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH:
Nghỉ ốm hưởng BHXH được bao nhiêu ngày?
Số ngày nghỉ: việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
Từ những quy định trên, có thể thấy, thời hạn của giấy nghỉ ốm hưởng BHXH sẽ được căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng có giới hạn tối đa như sau:
– 180 ngày/lần cấp giấy nghỉ ốm: Người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia.
– 30 ngày/lần cấp giấy nghỉ ốm: Các trường hợp còn lại.
Bảo hiểm xã hội là gì?
Dưới góc độ tài chính: BHXH là kỹ thuật chia sẻ rủi ro và tài chính giữa những người tham gia bảo hiểm theo quy định cả pháp luật.
Từ góc độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho NLĐ khi họ không may gặp phải các rủi ro xã hội; nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
Từ góc độ pháp luật: BHXH là tổng hợp các quy định của Nhà nước điều chỉnh các quan hệ kinh tế – xã hội hình thành trong lĩnh vực đảm bảo thu nhập nhằm ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình họ trong trường hợp gặp phải rủi ro; biến cố trong quá trình lao động hoặc khi già yếu không còn khả năng lao động.
Thời gian tối đa được nghỉ hưởng chế độ khi ốm đau?
Căn cứ Điều 26 Luật BHXH năm 2014, người lao động bị ốm đau được nghỉ hưởng chế độ trong thời gian như sau:
– Làm việc trong điều kiện bình thường:
+ Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: Tối đa 30 ngày/năm.
+ Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 – dưới 30 năm: Tối đa 40 ngày/năm.
+ Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm: Tối đa 60 ngày/năm.
– Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
+ Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: Tối đa 40 ngày/năm.
+ Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 – dưới 30 năm: Tối đa 50 ngày/năm.
+ Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm: Tối đa 70 ngày/năm.
– Trường hợp mắc bệnh thuộc danh mục chữa trị dài ngày:
+ Tối đa 180 ngày.
+ Hết 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị thì được nghỉ thêm tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.
Để nghỉ ốm hưởng BHXH trên 30 ngày, người lao động cần làm gì?
hư đã đề cập ở trên, thời gian nghỉ ốm được ghi nhận trên giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là tối đa 30 ngày, trừ trường hợp đang điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia.
Trường hợp muốn nghỉ dài hơn, người lao động phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:
Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Theo đó, khi sắp hết hạn hoặc hết hạn nghỉ trên giấy nghỉ ốm, người lao động phải thực hiện tái khám để các bác sĩ quyết định số ngày nghỉ tiếp theo dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh tại thời điểm tái khám.
Riêng trường hợp điều trị lao theo chương trình chống lao quốc gia, chỉ cần một lần khám, người lao động đã được cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH có số ngày nghỉ lên đến 180 ngày.
Thủ tục và hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thai sản
Theo quy định tại điều 101của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết; bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật BHXH năm 2014.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày?
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu quyết định đưa tài sản cố định vào sử dụng mới nhất 2022
- Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện thông tư 22
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn của Luật sư X về vấn đề: “Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày?”. Để sử dụng các dịch vụ của chúng tôi như ly hôn; giải thể doanh nghiệp; đăng ký bảo hộ logo,… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 2 của Điều 34 bộ luật BHXH 2014 có quy định:
– 05 ngày làm việc với sinh thường 1 con;
– 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
– 10 ngày làm việc với trường hợp sinh đôi; từ sinh ba thì thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc; tối đa không quá 14 ngày làm việc
– Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
– Thời gian hưởng chế độ không tính ngày lễ; tết; nghỉ hàng tuần.
Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội 2014 thì để hưởng chế độ thai sản người lao động nộp hồ sơ gửi cho người sử dụng lao động. Sau đó người sử dụng lao động lập danh sách gửi cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện yêu cầu hưởng chế độ thai sản.