Chào Luật sư, gần đây do ảnh hưởng của Covid, sức khỏe của tôi có vấn đề nên tôi nhập việc khoảng 7 ngày. Trong thời gian này, tôi có được hưởng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, tôi không rành về bảo hiểm nên không biết là mình được hưởng bao nhiêu tiền? Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH bao nhiêu tiền? Thủ tục để nhận được tiền bảo hiểm xã hội ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH giúp cho người lao động có thể cân bằng cuộc sống trong lúc phải khám chữa bệnh dài ngày mà vẫn được hưởng BHXH theo chế độ đang tham gia. Để trả lời thắc mắc của bạn, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội
Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là gì?
Dựa vào công văn số 2989/BHXH-CSXH giấy nghỉ ốm hưởng BHXH dành cho người lao động điều trị COVID-19. Trong đó BHXH Việt Nam phản ảnh rõ ràng cơ sở y tế cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và một số giấy tờ khác để hưởng BHXH đối với người lao động, dành cho bênh nhân điều trị ngoại trú quá 30 ngày cho một lần khám.
Để đảm bảo người lao động thực hiện đúng quy định và hưởng thụ đúng quyền lợi, Cục Quản lý khám, chữa bệnh triển khai những nội dung như sau:
- Việc cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải theo đúng quy định của chương IV và thực hiện đúng mục lục của Thông tư số 56/2017/TT-BYT.
- Người khám bệnh được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tối đa 30 ngày cho 1 lần khám.
Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày?
Tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT nguyên tắc để cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH đó là mỗi lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH.
Tại phụ lục 7, Thông tư 56 đã hướng dẫn cụ thể cách ghi ngày nghỉ ốm hưởng BHXH:
- Việc quyết định số ngày nghỉ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày trong một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH.
- Trường hợp đặc biệt, người mắc bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH.
Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH bao nhiêu tiền?
Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm. […]”
Điều kiện nghỉ ốm hưởng BHXH trên 30 ngày
Đối với trường hợp mắc bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì bệnh nhân sẽ đủ điều kiện nghỉ ốm hưởng BHXH trên 30 ngày.
Trường hợp nghỉ dài hơn thì người lao động phải thực hiện theo những quy định của khoản 2 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT. Cụ thể, người lao động sắp hết hạn nghỉ trên giấy nghỉ ốm cần phải thực hiện tái khám để bác sĩ đưa ra quyết định thời gian nghỉ tiếp theo dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại của người lao động.
Đã có một số trường hợp người dân nộp hồ sơ, giấy tờ không hợp lệ như:
- Giấy xác nhận không theo mẫu
- Giấy xác nhận do cơ sở khám chữa bênh (KCB) ký cho người lao động ghi thời gian nghỉ ngoại trú quá 30 ngày cho một lần khám, chữa bệnh
Với các trường hợp kể trên, BHXH các tỉnh, thành phố sẽ hướng dẫn người lao động cụ thể và xem xét giải quyết theo đúng quy định.
Tiền lương tính đóng BHXH gồm những khoản nào?
* BHXH bắt buộc:
– Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định gồm:
+ Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm.
+ Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
– Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định gồm:
+ Mức lương.
+ Phụ cấp lương.
+ Các khoản bổ sung khác theo quy định.
Trong đó, mức tiền lương tối đa đóng BHXH = 20 x Mức lương cơ sở = 29,8 triệu đồng
Căn cứ: Điều 89 Luật BHXH năm 2014.
* BHXH tự nguyện:
Người lao động được tự chọn mức thu nhập đóng BHXH nhưng có giới hạn mức thấp nhất và cao nhất như sau:
– Mức thu nhập thấp nhất = Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn = 700.000 đồng.
– Mức thu nhập cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở = 29,8 triệu đồng.
Thời gian tối đa được nghỉ hưởng chế độ BHXH khi ốm đau
Căn cứ Điều 26 Luật BHXH năm 2014, người lao động bị ốm đau được nghỉ hưởng chế độ trong thời gian như sau:
– Làm việc trong điều kiện bình thường:
+ Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: Tối đa 30 ngày/năm.
+ Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 – dưới 30 năm: Tối đa 40 ngày/năm.
+ Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm: Tối đa 60 ngày/năm.
– Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
+ Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: Tối đa 40 ngày/năm.
+ Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 – dưới 30 năm: Tối đa 50 ngày/năm.
+ Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm: Tối đa 70 ngày/năm.
– Trường hợp mắc bệnh thuộc danh mục chữa trị dài ngày:
+ Tối đa 180 ngày.
+ Hết 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị thì được nghỉ thêm tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hướng dẫn cách viết bài thu hoạch sau khi đi thực tế mới nhất năm 2022
- Mẫu tờ khai căn cước công dân gắn chip mới nhất
- Lãi suất tái cấp vốn là gì
- Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày theo quy định?
- Mua bảo hiểm y tế trước khi sinh bao lâu để hưởng chế độ bảo hiểm?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH bao nhiêu tiền?”.
Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm dừng công ty; giải thể công ty, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; giấy ủy quyền xác nhận độc thân, cách tra cứu thông tin quy hoạch hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc đóng BHXH của người lao động sẽ được thực hiện thông qua người sử dụng lao động. Theo Điều 86 Luật BHXH năm 2014, người sử dụng sẽ đóng bảo hiểm theo các phương thức sau:
– Đóng hằng tháng.
– Trả lương theo sản phẩm hoặc khoản: Đóng hằng tháng, 03 tháng/lần, 06 tháng/lần.
Mất giấy nghỉ ốm hưởng BHXH có thể xin lại được. Bạn chỉ cần đến các cơ sở KCB đã cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH, sau đó xin làm hồ sơ lại để được hưởng chế độ theo đúng quy định.
Căn cứ Thông tư 46/2016/TT-BYT thì thoái hóa cột sống thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Cụ thể là tối đa 180 ngày tính cả ngày lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Bên cạnh đó, trường hợp người lao động đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.