Chào Luật sư, tôi muốn bán đất ruộng cho em trai của tôi. Hiện tại chúng tôi đã thỏa thuận xong hết về giá cả. tuy nhiên, tôi vẫn còn thắc mắc về giấy mua bán đất ruộng. Tôi có thể viết tay hay đánh máy thi sẽ ổn hơn? Giấy mua bán đất ruộng viết tay mới hiện nay thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Thực ra, pháp luật Việt Nam hiện hành không có khái niệm nói về đất ruộng. Đất ruộng là cách gọi phổ biến chỉ các loại đất trồng lúa, còn trong các quy định của pháp luật thì đất ruộng được gọi là đất trồng cây hàng năm, thuộc nhóm đất nông nghiệp. Để trả lời câu hỏi trên, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
Đất ruộng có được chuyển nhượng không?
Đất ruộng là khái niệm được sử dụng phổ biến tại nước ta; nhưng khi được hỏi đất ruộng là gì; quyền sử dụng đất ruộng thì không phải ai cũng biết.
Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ đạo tại Việt Nam ta; trong đó lúa là loại cây trồng phổ biến nhất. Nhà nước luôn có các biện pháp nhằm bảo vệ đất trồng lúa; nhất là khi quá trình công nghiệp hóa; đô thị hóa đang diễn ra nhanh và mạnh mẽ. Việc sử dụng đúng mục đích đất ruộng và hiểu được quyền lợi – nghĩa vụ của mình đối với loại đất này cũng chính là một trong những cách để bảo vệ đất trồng lúa.
Đất ruộng có được chuyển nhượng không?
Đất ruộng chính là đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp. Chính vì vậy, những quy định về chuyển nhượng đất trồng lúa hay chuyển nhượng đất nông nghiệp cũng chính là quy định về chuyển nhượng đất ruộng.
Theo đó, khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất nông nghiệp có quyền được chuyển nhượng đất cho người khác khi các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đất không có tranh chấp
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
- Trong thời hạn sử dụng đất
Như vậy, đất ruộng được phép chuyển nhượng nếu có đủ 4 điều kiện nói trên. Khi chuyển nhượng, cần làm hợp đồng chuyển nhượng và công chứng tại Văn phòng đăng ký đất đai. Sau đó đóng thuế chuyển nhượng đất liên quan, bao gồm thuế thu nhập khi chuyển nhượng đất (bên bán chịu) và thuế trước bạ nhà đất (bên mua chịu).
Những nội dung cần có trong giấy chuyển nhượng
Vì pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định về mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất nên người dân có thể viết tay hoặc sử dụng các mẫu có sẵn. Tuy nhiên trong hợp đồng phải có đầy đủ các nội dung sau đây:
- Tên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
- Thông tin bên chuyển nhượng/nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp bao gồm: CMND hoặc giấy tờ tương đương, địa chỉ liên hệ, số điện thoại…
- Các quyền sử dụng đất chuyển đổi: Thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số, thửa đất số, vị trí thửa đất, diện tích, hình thức sử dụng…
- Giá trị thửa đất nông nghiệp và phương thức thanh toán theo thỏa thuận hai bên
- Quyền và nghĩa vụ của hai bên chuyển nhượng/nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp
- Phương thức giải quyết tranh chấp nếu có
- Lời cam đoan của các bên trong hợp đồng
- Điều khoản cuối cùng
Dựa vào những nội dung nói trên, người dân hoàn toàn có thể tự soạn riêng một hợp đồng phù hợp với thực tế của mình. Tuy nhiên, nếu việc soạn thảo quá khó khăn thì người dân có thể tham khảo mẫu giấy chuyển nhượng đất ruộng mà bài viết sẽ gợi ý ngay sau đây.
Giấy chuyển nhượng đất ruộng viết tay có được công nhận pháp lý không?
Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định về hợp đồng chuyển nhượng như sau:
“a. Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;”
Giấy mua bán đất ruộng viết tay mới
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất và quyền sử dụng cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định.
Hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực và phải làm thủ tục tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Nội dung chính của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm:
- Thông tin của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng: tên, số CMND hoặc CCCD.
- Thông tin về thửa đất chuyển nhượng: loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất, thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng, thời hạn sử dụng đất còn lại của bên nhận chuyển nhượng…
- Quyền, nghĩa vụ của các bên.
- Giá chuyển nhượng.
- Phương thức, thời hạn thanh toán.
- Quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng.
- Các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng đất.
- Lời cam kết thông tin ghi trên hợp đồng là đúng sự thật.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền nhanh chóng
- Những hành vi phạm bản quyền là gì?
- Nhãn hiệu nổi tiếng có cần đăng ký bảo hộ không?
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trọn gói tại Vĩnh Phúc năm 2021
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về ”Giấy mua bán đất ruộng viết tay mới” Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội; Xác nhận độc thân; thông báo giải thể công ty, Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty; tạm ngừng doanh nghiệp;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chủ thể trong hợp đồng mua bán đất nông nghiệp không phức tạp như nhiều người nghĩ. Đơn giản nó là các bên tham gia ký kết vào hợp đồng, gồm bên chuyển quyền và bên nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Luật Đất đai, chủ thể của hợp đồng mua bán đất có thể là cá nhân, hộ gia đình. Trong trường hợp chuyển đổi thì hai bên sẽ có vị trí chéo nhau. Bên này là người nhận quyền thì bên kia là người chuyển quyền và ngược lại.
Hợp đồng mua bán đất nông nghiệp phải được lập dưới dạng văn bản. Đồng thời phải tiến hành công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Chi tiết được quy định tại điểm b, khoản 3, điều 167, Luật Đất đai 2013.
Hai chủ thể trong hợp đồng mua bán đất nông nghiệp là hộ gia đình cá nhân. Các thửa đất phải được Nhà nước cấp quyền sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê, công nhận quyền.. Điều này giúp mảnh đất đủ điều kiện để xác lập trong hợp đồng.