Hàng hóa nhập khẩu luôn là đối tượng được quản lý một cách chặt chẽ về loại mặt hàng, chất lượng, xuất xứ nhằm tránh các trường hợp nhập hàng cấm, hàng giả hay hàng hóa không rõ nguồn gốc. Cũng chính vì thế, người nhập các mặt hàng từ nước ngoài về phải xuất trình các giấy tờ chứng minh xuất xứ hàng hóa. Trong đó, một trong những mặt hàng được nhập khẩu và tiêu thụ nhiều nhất ở nước ta đa phần đến từ trung Quốc. Vậy giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc ra sao? Mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 81/2018/NĐ-CP
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ là gì?
C/O (Certificate of Origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hay còn được kí hiệu là C/O tiếng anh là Certificate of Origin đây là một loại giấy tờ, chứng từ rất quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cung cấp cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó.
Đây là giấy chứng nhận được tiến hành cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại quốc gia đó. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải đảm bảo nguyên tắc đó là tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước xuất khẩu hàng hóa đó, ngoài ra cũng phải và tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.
Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu (hiểu nôm na rằng là đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng).
Những ưu đãi đặc biệt của giấy chứng nhận xuất xứ C/O.
Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, giảm lượng lớn số tiền thuế. Vì vậy, khi làm Thủ tục Hải quan cho các lô hàng có khai kèm C/O, bạn cần hết sức lưu ý để tránh những lỗi không đáng có. (Về Form của C/O, dấu, chữ ký, các thông tin liên quan đến hàng hóa …).
Với chủ hàng xuất khẩu, thì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài. Nếu bạn là người xuất khẩu thì vài trò của C/O cũng không to tát lắm, nhiều khi lại thêm việc làm thủ tục.
Còn xét về mặt quản lý Nhà nước, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có một số vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại & duy trì hệ thống hạn ngạch,.…
Các loại C/O doanh nghiệp có thể tải về và tự in
Doanh nghiệp đề nghị cấp các loại C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) được liệt kê dưới đây có thể tải mẫu C/O và tự in từ Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương (Ecosys) tại địa chỉ http://ecosys.gov.vn. Các loại C/O gồm:
- Mẫu D: Hàng hóa xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT;
- Mẫu AANZ: Hàng hóa xuất khẩu sang Australia, New Zealand và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ASEAN – Úc – New Zealand (AANZFTA);
- Mẫu AK: Hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ASEAN – Hàn Quốc (ASEAN +2);
- Mẫu AI: Hàng hóa xuất khẩu sang Ấn Độ và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ASEAN – Ấn Độ (AIFTA);
- Mẫu AJ: Hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ASEAN – Nhật Bản (ASEAN + 3);
- Mẫu E: Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc;
- Mẫu AHK: Hàng hóa xuất khẩu sang Hồng Kông, Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ASEAN – Hồng Kông, Trung Quốc (AHKFTA);
- Mẫu RCEP: Hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP);
- Mẫu CPTPP: Hàng hóa xuất khẩu sang Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Singapore thuộc diện được hưởng hưu đãi thuế quan theo Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP);
- Mẫu VK: Hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA);
- Mẫu VJ: Hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA);
- Mẫu VC: Hàng hóa xuất khẩu sang Chile thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Việt Nam – Chile (VCFTA);
- Mẫu VN – CU: Hàng hóa xuất khẩu sang Cuba thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Việt Nam – Cuba;
- Mẫu S: Hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Việt Nam – Lào.
Đối tượng áp dụng đối với giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Các đối tượng áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chủ yếu là các doanh nhân kinh doanh buôn bán, các thương nhân, thương lái. Sở dĩ như vậy là vì những đối tượng này là những đối tượng có công việc liên quan trực tiếp đến đối tượng kinh doanh là hàng hóa. Việc đáp ứng và đảm bảo về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là yêu cầu tất yếu theo đúng quy định pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại thì giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được áp dụng đối với các đối tượng như sau:
- Thương nhân thực hiện khuyến mại, gồm:
a) Thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp thực hiện khuyến mại hoặc thực hiện khuyến mại thông qua các thương nhân phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại và các thương nhân phân phối khác theo quy định của pháp luật);
b) Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.
- Thương nhân trực tiếp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, gồm:
a) Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại hoặc tổ chức cho các thương nhân khác, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại (thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại);
b) Thương nhân trực tiếp hoặc thuê thương nhân khác tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cho riêng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc
Hướng dẫn điền nội dung giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc:
Nội dung CO form E được thể hiện tại Phụ lục 4 Thông tư 36.
Ở góc phải phía trên Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu này phải có những thông tin tham chiếu quan trọng:
Số CO (Reference Number), ví dụ: E17GDDGWJ1690126
Cụm từ tiếng Anh trong đó có dòng “FORM E”
Tên nước phát hành
Tiếp đó là 13 ô nội dung:
Ô số 1: Thông tin nhà xuất khẩu: tên công ty, địa chỉ. Thường là người bán hàng trên Invoice, trừ trường hợp hóa đơn bên thứ 3 (thì trên ô này là tên công ty sản xuất).
Ô số 2: Thông tin người nhận hàng (nhà nhập khẩu)
Ô số 3: Tên phương tiện vận tải và tuyến đường. Có 4 nội dung chính
Ngày khởi hành
Tên tàu + số chuyến, hoặc tên tàu bay
Tên cảng dỡ hàng
Tuyến đường và phương thức vận chuyển, chẳng hạn
Ô số 4: dành cho cơ quan cấp CO, doanh nghiệp không cần quan tâm nhiều đến ô này
Ô số 5 & 6: không quan trọng lắm
Ô số 7: Số lượng, chủng loại bao gói, mô tả hàng hóa (gồm cả lượng hàng và mã HS nước nhập khẩu).
Ô số 8: Tiêu chí xuất xứ.
Ô số 9: Trọng lượng toàn bộ (hoặc lượng khác) và giá trị FOB.
Ô này ý nghĩa tương đối rõ ràng. Chỉ lưu ý giá trị trong ô này là FOB, do đó nếu trên hóa đơn ghi giá trị theo điều kiện khác, chẳng hạn ExWork, CIF… thì không được lấy ngay vào ô số 9 này, mà phải điều chỉnh cộng trừ chi phí để xác định đúng giá trị FOB rồi mới ghi vào ô này.
Ô số 10: Số và ngày Invoice, chính là số liệu lấy từ Invoice, lưu ý kiểm tra kỹ lưỡng, tránh sai sót, nhầm lẫn.
Ô số 11: tên nước xuất khẩu, nhập khẩu, địa điểm và ngày xin CO, cùng với dấu của công ty xin CO.
Ô số 12: Xác nhận Chữ ký của người được ủy quyền, dấu của tổ chức cấp CO, địa điểm và ngày cấp. Với hàng từ Trung Quốc, chữ ký tiếng Hoa có nét tượng hình, không dịch ra phiên âm được. Cán bộ hải quan sẽ đối chiếu với chữ ký trong cơ sở dữ liệu của họ.
Ô số 13: Một số lựa chọn, tick vào ô tương ứng nếu thuộc trường hợp đó
Issued Retroactively: Trường hợp CO được cấp sau quá 3 ngày tính từ ngày tàu chạy
Exhibition: Trường hợp hàng tham gia triển lãm, và được bán sau khi triển lãm.
Movement Certificate: Trường hợp hàng được cấp C/O giáp lưng
Third Party Invoicing: Trường hợp hóa đơn phát hành tại Bên thứ ba (chi tiết trong phần tiếp)
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Tp Hồ Chí Minh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp cần xin C/O xuất khẩu sẽ làm thủ tục xin tới các đơn vị sau để được cấp phép C/O
Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): cấp giấy chứng xuất xuất xứ hàng hóa C/O form A, B…
Phòng quản lý XNK tại các tỉnh, thành phố: cấp C/O form D, E, AK,…
Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK,…
Nhiều trường hợp nếu chủ hàng không xin được C/0 doanh nghiệp có thể đề nghị doanh nghiệp; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thể cấp chứng từ có chức năng tương tự xuất xứ hàng hóa nhưng không được hưởng ưu đãi thuế: Chứng từ chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất; Chứng từ chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt Nam,…
Tuỳ theo quy định của từng nước khác nhau, từng Hệ thống quy chế khác nhau mà C/O yêu cầu phải được khai báo khác nhau. Về cơ bản C/O phải đảm bảo các nội dung sau phải được khai báo:
Địa chỉ giao dịch và nước của đơn vị xuất khẩu hay người gửi hàng bao gồm tên giao dịch, số nhà, đường phố, tên nước;
Địa chỉ giao dịch và nước của đơn vị nhập khẩu hay người nhận hàng cũng bao gồm nội dung trên;
Tên phương tiện vận tải sử dụng để vận chuyển hàng hoá, thời gian giao hàng và tên cảng bốc, dỡ hàng;
Tên hàng, mô tả hàng hoá theo tên thương mại thường dùng;
Số lượng, trọng lượng tịnh hoặc trọng lượng cả bì;
Ký mã hiệu phải ghi đầy đủ;
Lời khai của chủ hàng về tính xuất xứ của hàng hóa (nguồn gốc hoặc nơi khai thác hàng);
Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quyết định
Các nội dung trên sẽ được hướng dẫn cách ghi vào các ô cho mỗi loại C/O tuỳ theo form được phép cấp. À bạn nhơ là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hòa đối với hàng nhập sẽ có nghiệp vụ Check C/O nhập tức check chứng từ bên bán gửi cho mình. Hàng xuất thì có nghiệp vụ khai C/O xuất.
C/O được cấp trong thời hạn sau:
Không quá 4 giờ làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đối với trường hợp xuất khẩu qua đường hàng không;
Không quá 8 giờ làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đối với trường hợp xuất khẩu bằng các phương tiện khác;
Đối với trường hợp thương nhân nộp hồ sơ qua bưu điện, thời gian cấp C/O là 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận ghi trên bì thư.