Hiến máu là hành động mang giá trị nhân văn và sâu sắc trong xã hội hiện nay. Vậy pháp luật quy định về vấn đề hiến máu như thế nào, cần đáp ứng điều kiện gì để được hiến máu? Theo quy định Giấy chứng nhận hiến máu có thời hạn bao lâu? Quyền lợi của người tham gia hiến máu tình nguyện được quy định ra sao? Sau đây, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X để được giải đáp những vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sau đây sẽ đem lại nhiều hữu ích cho bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hiến máu là gì?
Cho đến nay, máu là loại chế phẩm sinh học duy nhất chưa thể tổng hợp nhân tạo được. Nói cách khác, khi bệnh nhân thiếu máu quá nặng, nguồn máu được bồi hoàn vào là hoàn toàn từ người hiến máu. Chính vì thế, hiến máu được xem là một nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng, là việc ý nghĩa thiết thực mà một người có thể làm để giúp ích cho người khác.
Hiến máu chủ yếu là hiến hồng cầu. Máu gồm có huyết tương chiếm 55% thể tích máu và các tế bào máu chiếm 45% còn lại. Các tế bào máu gồm có hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất, kế tiếp là bạch cầu và tiểu cầu.
Cần đáp ứng điều kiện gì để được hiến máu?
– Người tham gia hiến máu phải thực sự khỏe mạnh, không mắc các bệnh cấp tính, mạn tính. Không có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường truyền máu.
– Phải đủ tuổi: từ 18 đến 60.
– Cân nặng: từ 45 kg (với nam) và 42 kg (với nữ) trở lên.
– Mạch và huyết áp bình thường, nhịp tim bình thường
*** Lưu ý:
+ Phụ nữ đang mang thai, đang trong thời kì kinh nguyệt, đang cho con bú thì không được hiến máu.
+ Người khỏe mạnh mỗi lần hiến không quá 9ml/kg cân nặng sẽ ko ảnh hưởng tới sức khỏe. Khoảng thời gian tối thiểu giữa 2 lần liên tiếp hiến máu toàn phần là 12 tuần.
+ Người hiến máu nhân đạo luôn được an toàn vì: dụng cụ thu gom máu chỉ được dùng một lần. Quy trình kỹ thuật lấy máu đảm bảo đúng quy định của ngành y tế.
Trường hợp nào không được phép hiến máu?
– Không được hiến máu trong 12 tháng đối với các trường hợp sau: Những người vừa mới phẫu thuật. Những người mắc bệnh sốt rét và đang điều trị bệnh sốt rét. Những người tiêm phòng và điều trị bệnh dại. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú dưới 12 tháng. Những người được truyền máu hoặc các sản phẩm máu được chủng ngừa bằng các sản phẩm máu. Người dân ở các vùng và quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhiễm trùng máu.
Người hiến máu không được phép hiến máu trong vòng 6 tháng kể từ khi xăm trên da, tai, mũi, rốn hoặc các loại khuyên khác trên cơ thể. Tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của những người đã hoặc đang có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường máu. Quan hệ tình dục không an toàn với người tiêm chích ma túy, người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, đường máu và bạn tình đồng giới.
-Không hiến máu cho người đã tiêm vắc xin phòng bệnh này trong vòng 3 tháng.
-Không được hiến máu cho những người đang sử dụng aspirin hoặc các thuốc có chứa aspirin, đặc biệt là khi hiến máu bằng phương pháp thẩm tách tiểu cầu. Những trường hợp này nên ngừng hoạt động trong 10 ngày sau khi ngừng thuốc.
Giấy chứng nhận hiến máu có thời hạn bao lâu?
Người hiến máu tình nguyện có trách nhiệm: giữ gìn, bảo quản Giấy chứng nhận, đảm bảo không rách nát, không tẩy xóa và xuất trình Giấy chứng nhận khi có nhu cầu truyền máu cho bản thân với các cơ sở y tế công lập.
Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện không còn giá trị để được truyền máu miễn phí khi người hiến máu đã được truyền máu miễn phí bằng đúng số máu đã hiến (do cơ sở y tế xác nhận trên Giấy chứng nhận) hoặc Giấy chứng nhận bị rách nát, tẩy xóa.
Quyền lợi của người tham gia hiến máu tình nguyện
Được làm các xét nghiệm
Tất cả những đơn vị máu thu được sẽ được kiểm tra nhóm máu (ABO-Rh), HIV, vi rút viêm gan B, viêm gan C, giang mai. Khi hiến máu tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí, bạn sẽ được khoa thông báo kết quả, được giữ kín và được tư vấn (miễn phí) khi phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng nói trên.
Được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí
Người tham gia hiến máu được kiểm tra các chỉ số như cân nặng, huyết áp, nhịp tim và các thông số đo được là cơ sở đánh giá sức khoẻ.
Được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành
Cũng giống như các địa điểm hiến máu khác, khi hiến máu tình nguyện, người hiến máu sẽ được bồi dưỡng và chăm sóc theo đúng quy định:
– Hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện, mức chi 50.000 đồng/người
– Phục vụ ăn uống nhẹ tại chỗ cho người hiến máu: Mức chi 30.000 đồng/người (Bánh, sữa…)
– Nhận quà tặng (bằng hiện vật): Gấu bông, đồng hồ treo tường…
– Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo Tỉnh. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu. Nếu bạn từng tham gia hiến máu thì trong suốt cuộc đời nếu không may bạn cần đến máu, thì Nhà nước sẽ đảm bảo bồi hoàn miễn phí cho bạn đúng số máu mà bạn đã hiến.
Giấy chứng nhận hiến máu có được sử dụng cho người thân không?
Theo điều 3 quyết định số 1995/2004/QĐ-BYT:
Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có hiệu lực được truyền máu miễn phí khi người hiến máu tình nguyện có nhu cầu truyền máu tại các cơ sở y tế công lập ở Nhật Bản.
Luật pháp không quy định việc hoàn trả số lượng máu được truyền bởi bất kỳ ai khác ngoài người cho máu. Vì vậy, giấy chứng nhận người hiến máu chỉ được sử dụng bởi người thân hoặc người cho máu.
Quy trình tham gia hiến máu năm 2022
Bước 1: Đăng ký tham gia hiến máu (có mẫu kèm theo)
– Người hiến máu dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin về hiến máu qua tài liệu tại điểm hiến máu hoặc trao đổi với các tuyên truyền viên, nhân viên y tế; xuất trình giấy tờ tùy thân và nhận Phiếu đăng ký hiến máu, sau đó hoàn tất phiếu theo hướng dẫn.
Bước 2: Khám và tư vấn sức khoẻ
– Các Bác sỹ sẽ tư vấn để khai thác các tiền sử bệnh lý liên quan tới sức khỏe của quý vị, giải đáp những băn khoăn, lo lắng của quý vị về việc hiến máu nhằm khẳng định rằng quý vị đã có hiểu biết đầy đủ về việc hiến máu và hoàn toàn thoải mái, tự nguyện tham gia hiến máu.
– Tiếp theo, bác sỹ sẽ khai thác các yếu tố hành vi nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét cũng như các bệnh có thể lây nhiễm qua đường truyền máu.
– Tiếp, các bác sỹ sẽ tiến hành khám sức khỏe cho quý vị để đảm bảo rằng, quý vị hoàn toàn khỏe mạnh, tình nguyện hiến máu và không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người nhận máu.
Bước 3: Xét nghiệm máu
– Quý vị sẽ được làm các xét nghiệm kiểm tra trước hiến máu, bao gồm:
– Huyết sắc tố: là thành phần quan trọng của hồng cầu, xét nghiệm này nhằm đảm bảo máu của quý vị đủ chất lượng theo quy định để truyền cho người bệnh. Đạt tiêu chuẩn hiến máu khi lượng huyết sắc tố đạt trên 120gam/lít.
– Xét nghiệm virus viêm gan B: bằng kít xét nghiệm nhanh, để đảm bảo những người có vi rút viêm gan B không tham gia hiến máu.
Bước 4: Hiến máu
– Mỗi người sẽ dành trung bình 5 phút cho việc hiến máu với lượng máu hiến mỗi lần là 250, 350 hoặc 450ml.
Bước 5: Nghỉ và nhận giấy chứng nhận sau hiến máu
– Sau hiến máu, Quý vị sẽ phải nghỉ tại chỗ ít nhất 10 phút, quý vị sẽ được phục vụ ăn nhẹ và được khuyến cáo uống nhiều nước sau khi hiến máu. Quý vị chỉ nên dời điểm hiến máu khi cảm thấy hoàn toản thoải mái.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Thủ tục gia hạn tạm trú theo quy định hiện hành
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Giấy chứng nhận hiến máu có thời hạn bao lâu?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đổi tên căn cước công dân, xác định tình trạng hôn nhân, mẫu tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau đây:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp người hiến máu phải truyền máu tại các cơ sở y tế công lập sẽ được miễn trả tiền máu, thành phần máu tối đa bằng số lượng máu, thành phần máu đã hiến ghi trong Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.
Trường hợp người bệnh tham gia bảo hiểm y tế, cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thanh toán khoản kinh phí này cho cơ sở y tế công lập; trường hợp người bệnh chưa tham gia bảo hiểm y tế thì ngân sách nhà nước cấp cho các cơ sở y tế công lập khoản chi này theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
Theo Quyết định 1995/2004/QĐ-BYT, sau khi truyền máu, cơ sở y tế có trách nhiệm ký tên, đóng dấu vào mặt sau Giấy chứng nhận (phẫu dành riêng cho các cơ sở y tế).
Những điều không nên làm:
– Uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu.
– Làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …) trong hai ngày đầu.
– Các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rượu bia.
– Đêm hôm trước ngày hiến máu không thức quá khuya, không uống rượu bia, nên ăn nhẹ trước khi hiến máu, không ăn chất có nhiều đường, mỡ trước khi hiến máu.
– Mang giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, hoặc giấy tờ tùy thân khác khi đi hiến máu.