Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì? Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bao lâu? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay còn gọi là văn bằng bảo hộ chính là cơ sở pháp lý quan trọng nhất bảo vệ doanh nghiệp khi có tranh chấp về nhãn hiệu xảy ra. Nhằm chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình. Theo đó, giấy chứng nhận ghi nhận các thông tin quan trọng liên quan đến nhãn hiệu như chủ sở hữu, nhóm ngành bảo hộ, phạm vi bảo hộ, thời gian bảo hộ…
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?
Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu được gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nên có thể hiểu đây là một trong những loại văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu của nhãn hiệu, đối tượng, phạm vi và thời gian bảo hộ. Là loại giấy tờ quan trọng trong công tác xác minh được đâu là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu. Có thể xem đây là chứng từ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ tư cách của chủ thể sở hữu đối với nhãn hiệu đã đăng ký.
Trên giấy chứng nhận này sẽ thể hiện:
- Số đăng ký
- Chủ giấy chứng nhận: Tên, địa chỉ
- Số đơn
- Ngày nộp đơn
- Cấp theo quyết định số
- Hiệu lực của giấy chứng nhận: Có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm từ ngày nộp đơn. Có thể gia hạn.
- Mẫu nhãn hiệu được đăng ký
Mỗi đơn đăng ký yêu cầu cấp giấy chứng nhận chỉ cho một nhãn hiệu nhưng có thể dùng cho một hoặc nhiều hàng hóa, dịch vụ khác nhau.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa?
Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá được gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá”. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần là 10 năm.
Tra cứu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra giải pháp hợp lý.
Trong trường hợp kết quả tra cứu là không khả quan cho khả năng đăng ký, việc này sẽ giúp chủ đơn tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký cũng như thời gian chờ đợi Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ (bên cạnh thời nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới).
Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ hay chưa; nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời chỉnh sửa lại.
Cách tra cứu nhãn hiệu chi tiết:
Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
- Bước 1: Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
- Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ VINFAST (đối với nhãn hiệu chữ).
- Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).
- Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).
Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.
Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.
Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức này chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn.
Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Văn bằng bảo hộ nói chung hay giấy chứng nhận đăng ký nói riêng đều có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Về thời hạn thì giấy chứng nhận này có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Khác với một số loại văn bằng bảo hộ khác, loại văn bằng này cơ thể thực hiện gia hạn sau khi hết hiệu lực. Để gia hạn thì chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực và thực hiện thủ tục do Chính phủ quy định.
Thời gian để gia hạn hiệu lực là 6 tháng trước khi văn bằng hết hiệu lực. Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực. Lưu ý nếu gia hạn sau khi giấy chứng nhận hết hiệu lực càng trễ thì mức phí người chủ văn bằng phải chịu là càng cao.
Mời bạn xem thêm:
- Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu? Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư X
Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục, trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:
- Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ khiến nhãn hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
- Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
- Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.
Lợi ích Luật Sư X mang lại cho khách hàng
- Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
- Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
- Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Mời bạn tham khảo bảng dịch vụ của chúng tôi
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty hợp danh, giải thể công ty, đăng ký nhãn hiệu, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, đơn xác nhận tình trạng hôn nhân …của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Tra cứu nhãn hiệu nâng cao được hiểu là việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện với sự “trợ giúp” của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu nâng cao, khách hàng sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với một chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Với cách tra cứu này, kết quả tra cứu có thể đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu.
Pháp luật cho phép người được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có các quyền sau:
– Quyền tự mình sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký.
– Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
– Quyền định đoạt gồm: bán, chuyển nhượng, li-xăng (cho phép người khác sử dụng), hoặc từ bỏ nhãn hiệu đã đăng ký.