Pháp luật lao động có quy định trong trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc trong nhiều ngày; mà không có lý do chính là một trong những căn cứ; để người sử dụng lao động được sa thải. Câu hỏi đặt ra, vậy Luật viên chức có quy định thế nào về trường hợp; Viên chức tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng, quy định này khác gì so với luật lao động. Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề này thông qua trường hợp; Giáo viên tự ý nghỉ dạy không lý do có thể bị xử lý kỷ luật thế nào ? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 27/2012/NĐ-CP
Luật viên chức quy định thế nào về các hình thức kỷ luật.
Có thể nói Viên chức cũng chính là người lao động. Tuy nhiên, quan hệ lao động giữa viên chức người sử dụng lao động lại thuộc đối tượng điều chỉnh riêng so với luật lao động. Quan hệ này được điều chỉnh bởi luật Viên chức; vì vậy mà đối với các hình thức xử lý kỷ luật viên chức cũng có đôi chút; khác biệt so với các hình thức xử lý kỷ luật của Bộ Luật lao động.
Theo quy định tại điều 52 Luật Viên chức 2010; quy định về các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức như sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc.
Có thể thấy so với quy định của Luật lao động; thì đối với quy định của Luật viên chức thì có nhiều các hình thức kỷ luật có thể được áp dụng hơn; so với quy định của luật lao động khi theo quy định của Bộ luật lao động 2019; hiện hành thì tồn tại 3 hình thức xử lý kỷ luật chính bao gồm:cảnh cáo, hạ bậc lương trong 6 tháng và sa thải. Theo đó thì giáo viên có thể được xem là đối tượng; điều chỉnh bởi quy định của Luật Viên chức. Vì vậy mà việc giáo viên tự ý nghỉ dạy không lý do sẽ được áp dụng các hình thức kỷ luật; theo quy định của Luật Viên chức.
Giáo viên tự ý nghỉ dạy không lý do có thể bị xử lý kỷ luật thế nào ?
Có thể nói trường hợp giáo viên tự ý nghỉ dạy không lý do; sẽ làm ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập và làm việc của rất nhiều học sinh; sinh viên cũng như các giáo viên khác theo kế hoạch. Vì vậy, việc có một hình thức kỷ luật xứng đáng đối với những hành vi trên cần được đặt ra theo; đó thì với quy định tại điều 52 Luật viên chức thì tùy theo tính chất và mức độ của hành vi sẽ có thể bị xử lý kỷ luật; theo các hình thức đã bị nêu trên.
Đồng thời, khoản 1 Điều 19 Luật này; cũng quy định những việc viên chức nói chung và giáo viên nói riêng không được làm gồm:
Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
Trước đây, theo quy định của Nghị định 27/2012/NĐ-CP (phần về kỷ luật viên chức đã hết hiệu lực từ ngày 20/9/2020); nếu giáo viên tự ý nghỉ việc thì có thể bị xử lý kỷ luật như sau:
Khiển trách: Tổng số từ 03 – dưới 05 ngày làm việc/tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 – dưới 05 ngày làm việc; liên tiếp mà không có lý do chính đáng;
– Cảnh cáo: Tổng số từ 05 – dưới 07 ngày làm việc/tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 05 – dưới 07 ngày làm việc liên tiếp; mà không có lý do chính đáng;
– Buộc thôi việc: Tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên/tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên/năm; mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch.
Hiện nay pháp luật quy định về việc kỷ luật giao viên tự ý nghỉ dạy không lý do đã có sự thay đổi
Hiện nay, một số quy định về giáo viên và viên chức được sửa đổi; vì vậy các hình thức kỷ luật cũng được sửa đối theo cho phù hợp vì vậy đối với việc xử lý giáo viên tự ý nghỉ dạy; không có lý do được quy định như cụ thể điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định 112/2020/NĐ-CP; đã bãi bỏ những quy định này. Do đó, hiện nay, không còn quy định cụ thể về hình thức kỷ luật cho giáo viên tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng.
Thay vào đó, khoản 4 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nêu rõ:
Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại; nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ; thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
Có thể nói theo quy định mới hiện nay hầu hết giáo viên không còn là viên chức; vì vậy khá khó khi áp dụng các hình thức ký luật này đối với giao viên. Vì vậy không có quy định cụ thể về xử lý kỷ luật giáo viên tự ý nghỉ việc; bỏ dạy không có lý do chính đáng mà sẽ căn cứ vào quy chế trường, mức độ vi phạm, hậu quả, thái độ của giáo viên vi phạm… để áp dụng biện pháp kỷ luật phù hợp.
Giáo viên được nghỉ việc trong trường hợp nào?
Như phân tích ở trên, không có quy định cụ thể về việc kỷ luật giáo viên tự ý nghỉ việc; bỏ dạy không có lý do chính đáng. Theo đó, giáo viên được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc; trong các trường hợp nêu tại khoản 4; khoản 5 khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức năm 2010 như sau:
Với giáo viên làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn
Căn cứ Khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức năm 2010:
– Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm; địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
– Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
– Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
– Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
– Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng; liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
(Các trường hợp này, giáo viên phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày làm việc).
– Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn; không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng: Giáo viên phải thông báo trước ít nhất 30 ngày;
Với giáo viên làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn
Căn cứ khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010:
Giáo viên phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; biết trước ít nhất 45 ngày. Nếu ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng; liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
Đồng thời, nếu giáo viên được trường học cử đi đào tạo thì phải đền bù chi phí theo quy định.
Xem thêm: Cách xác định hệ số lương của cán bộ công viên chức hiện hành
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết ”Giáo viên tự ý nghỉ dạy không lý do có thể bị xử lý kỷ luật thế nào?“; sẽ giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan:
Theo quy định tại nghị định 27/2012/NĐ-CP đối với hình thức kỷ luật Buộc thôi việc thì : Tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên/tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên/năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch.
Căn cứ khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010 thì Giáo viên phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày. Nếu ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày thì có thể nghỉ việc theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điều 45 luật viên chức 2010 quy định về chế độ thôi việc như sau:
2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bị buộc thôi việc;
b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;
c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.
Có thể nói như vậy trong trường hợp giáo viên bị buộc thôi việc thì không được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật.