Nghề giáo là nghề cao quý, được xã hội kính trọng. Do đó, người thầy, cô giáo phải hành động đạo đức chuẩn mực đạo đức. Thế nhưng, trong thời gian gần đây, rất nhiều hành vi trái đạo đức, trái thuần phong mỹ tục của người giáo viên gây ra những đánh giá không tốt trong dư luận, điển hình như hành vi ngoại tình. Vậy Giáo viên ngoại tình bị xử lý thế nào? Trong nội dung tư vấn này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Giáo viên ngoại tình bị xử lý kỉ luật như thế nào?
Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP, giáo viên ngoại tình sẽ bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật NHƯ: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức (đối với giáo viên quản lý như: hiệu trường, hiệu phó…); Buộc thôi việc. Cụ thể:
- Áp dụng hình thức khiển trách
Theo Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, giáo viên ngoại tình sẽ bị khiển trách khi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng. Vi phạm có hậu quả ít nghiêm trọng được giải thích là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Áp dụng hình thức cảnh cáo
Theo Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, giáo viên có hành vi ngoại tình có thể bị cảnh cáo khi vi phạm lần đầu và gây hậu quả nghiêm trọng. Vi phạm có hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Áp dụng hình thức cách chức
Theo Điều 18 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, giáo viên quản lý là hiệu trưởng, hiệu phó,… ngoại tình lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng sẽ bị cách chức. Vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Áp dụng hình thức buộc thôi việc
Theo Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, nếu ngoại tình gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, giáo viên có thể bị buộc thôi việc. Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Như vậy, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà hậu quả gây ra, việc giáo viên ngoại tình sẽ bị áp dụng các biện pháp kỷ luật phù hợp.
Giáo viên ngoại tình bị phạt hành chính bao nhiêu?
Ngoài bị áp dụng các biện pháp kỷ luật nêu trên, giáo viên ngoại tình có thể còn bị xử phạt hành chính, hoặc tùy theo tình tiết, mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ…
Trong đó, theo khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Việc chung sống này được chứng minh bằng việc họ có đời sống sinh hoạt chung, có tài sản chung, có con chung với nhau và được mọi người xung quanh thừa nhận là vợ chồng.
Như vậy, nếu người giáo viên đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; Hoặc chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ… thì bị Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Giáo viên ngoại tình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tới 03 năm tù
Giáo viên có hành vi ngoại tình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Cụ thể, trong trường hợp giáo viên ngoại tình có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm; khi người giáo viên đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ và làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Hơn nữa, tùy theo mức độ, tính chất vi phạm. Giáo viên có hành vi ngoại tình có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; nếu hành vi ngoại tình làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; Hoặc đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này ít khi được áp dụng vì việc chung sống như vợ chồng phải có con chung, được mọi người xung quanh thừa nhận,… thì mới bị xử lý, trong khi các quan hệ này thường lén lút, không được công khai và khó phát hiện.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về giáo viên ngoại tình bị xử lý thế nào hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Quy trình xử lý kỉ luật viên chức theo quy định của pháp luật
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức là:
+ Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
+ Tận tụy phục vụ Nhân dân.
+ Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.
+ Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của Nhân dân.
Nghĩa vụ chung của viên chức là:
+ Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
+ Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản được giao.
+ Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.