Do tác động của các thiên tai, thảm họa tự nhiên; không ít những cổ vật bị chôn vùi dưới lòng đất; vẫn còn chưa được phát hiện khai quật. Vậy khi tìm thấy cổ vật và giao nộp cho cơ quan nhà nước; thì được thưởng bao nhiêu? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giải đáp thắc này của bạn đọc.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Cổ vật là gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 4 Luật di sản văn hóa 2001 sửa đổi, bổ sung 2009; quy định về cổ vật như sau:
Điều 4. Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
6, Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
Như vậy, theo quy định trên, cổ vật là hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật; đó là công cụ để tìm hiểu quá khứ, tiến trình phát triển của xã hội; giải đáp các khúc mắc trong lịch sử,… thông thường cổ vật có niên đại trên 100 năm. Cổ vật có tuổi đời và kiểu dáng càng độc đáo thì càng quý hiếm, có giá trị cao.
Cổ vật là những bằng chứng độc nhất; vô giá về lịch sử tiến hóa, phát triển và bản sắc của từng dân tộc. Do đó, pháp luật hạn chế quyền chuyển nhượng, sử dụng cổ vật trong những trường hợp nhất định. Đối với người tìm được cổ vật, phải có trách nhiệm thông báo, giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Giao nộp cổ vật cho Nhà nước được thưởng trong trường hợp nào?
Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thông báo kịp thời địa điểm phát hiện cổ vật; giao nộp cổ vật do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất. Trường hợp tìm được cổ vật nhưng không thông báo, giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt hành chính.
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Luật di sản văn hóa 2001 sửa đổi 2009; quy định:
3, Tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật được bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và được thưởng một khoản tiền theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên, tổ chức, cá nhân khi giao nộp cổ vật cho nhà nước sẽ được bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản; và được thưởng một khoản tiền.
Tổ chức, cá nhân được thưởng trong các trường hợp: Ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia; Phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên.
Giao nộp cổ vật cho Nhà nước được thưởng bao nhiêu?
Căn cứ khoản 5 Điều 30 Nghị định 29/2018/NĐ-CP; quy định mức tiền thưởng khi tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là cổ vật; thì mức tiền thưởng được tính theo phương pháp lũy thoái từng Phần, cụ thể như sau:
+ Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%;
Mức tiền thưởng cụ thể do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với tài sản được tìm thấy là cổ vật); Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đối với tài sản được tìm thấy thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia); Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản được tìm thấy khác); quyết định, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng đối với mỗi gói thưởng.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Mua bán trái phép cổ vật bị xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Bảo quản cổ vật là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của cổ vật.
Căn cứ khoản 5 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP; quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi làm bản sao cổ vật không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
Việc làm bản sao cổ vật phải bảo đảm các điều kiện sau:
+ Có mục đích rõ ràng.
+ Có bản gốc để đối chiếu.
+ Có dấu hiệu riêng để phân biệt với bản gốc.
+ Có sự đồng ý của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
+ Có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.