Khi xã hội càng phát triển thì vấn đề về đạo đức con người càng trở nên trầm trọng. Bên cạnh những biểu hiện tích cực thì cũng không ít những biểu hiện sai lệch. Một vấn đề đặt ra là gạ tình (hay còn gọi là quấy rối tình dục) vẫn tiềm ẩn nguy cơ, dù là ở môi trường nền nếp như học đường. Những năm gần đây, không ít những vụ việc thầy giáo gạ tình học sinh, sinh viên. Hành vi này không chỉ là biểu hiện của sự xuống cấp về mặt đạo đức, mà nó còn là hành vi vi phạm pháp luật. Giảng viên gạ tình sinh viên bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
- Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
- Nghị định 112/2020
Nội dung tư vấn
Giảng viên gạ tình sinh viên bị khép tội gì?
Hành vi của giảng viên gạ tình sinh viên có thể được xem là hành vi quấy rối tình dục
Quấy rối tình dục là gì?
Khái niệm về quấy rối tình dục “Quấy rối tình dục” là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận, và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu.
Quấy rối tình dục “trao đổi” (nhằm mục đích đánh đổi) diễn ra khi người sử dụng lao động, người giám sát, người quản lý hay đồng nghiệp thực hiện hay cố gắng thực hiện nhằm gây ảnh hưởng đến quy trình tuyển dụng, thăng chức, đào tạo, kỷ luật, sa thải, tăng lương hay các lợi ích khác của người lao động để’ đổi lấy sự thỏa thuận về tình dục. Hình thức tồi tệ nhất của hành vi quấy rối tình dục là những hành vi tấn công có tính chất tình dục hoặc hiếp dâm được quy định trong pháp luật xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật hình sự.
Các loại quấy rối tình dục
Quấy rối tình dục có thể được biểu hiện bằng các hành vi sau đây:
- Quấy rối tình dục bằng hành vi mang tính thể chất như tiếp xúc; hay cố tình động chạm không mong muốn; sờ mó, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp hay hôn cho tới tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm.
- Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội; văn hóa và không được mong muốn, bằng những ngụ ý về tình dục như những truyện cười gợi ý về tình dục hay những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có mặt họ hoặc hướng tới họ. Hình thức này còn bao gồm cả những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên tục.
- Quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói gồm các hành động không được mong muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích; biểu hiện không đứng đắn; cái nhìn gợi tình; nháy mắt liên tục; các cử chỉ của các ngón tay. Hình thức này cũng bao gồm việc phô bày các tài liệu khiêu dâm; hình ảnh; vật; màn hình máy tính; các áp phích; thư điện tử; ghi chép; tin nhắn liên quan tới tình dục.
Giảng viên gạ tình sinh viên bị xử lý như thế nào theo pháp luật?
Biện pháp xử lý về hành vi quấy rối tình dục Nếu đã nắm được quấy rối tình dục là như thế nào, cũng có thể thấy hành vi này chưa đủ yếu tố để cấu thành các tội phạm hình sự về tình dục như cưỡng dâm, dâm ô người dưới 16 tuổi hay hiếp dâm…
Biện pháp xử lý hành chính Quấy rối tình dục thường được thực hiện thông qua các hành động liên quan đến thể xác, hoặc lời nói, thậm chí là cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể.
Vì vậy hành vi này có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh; trật tự; an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng; chống bạo lực gia đình:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Có cử chỉ; lời nói thô bạo; khiêu khích; trêu ghẹo; xúc phạm danh dự; nhân phẩm của người khác;”
Quấy rối tình dục có xử lý hình sự không?
Hiện nay theo quy định của Bộ luật hình sự không quy định tội liên quan đến hành vi quấy rối tình dục; mà chỉ quy định các tội hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô,… Như vậy có thể thấy hành vi quấy rối tình dục không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Giảng viên quấy rối tình dục có bị thôi việc không?
Theo quy định tại điều 19 Nghị định 112/2020 Nghị định chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thì áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc trong các trường hợp:
Điều 19. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ theo quy định trên thì giáo viên sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc nếu thuộc một trong những trường hợp như đã nêu ở trên theo quy định. Do đó, việc giáo viên (là viên chức) quấy rối tình dục chưa đủ căn cứ để buộc thôi việc.
Giảng viên làm việc theo hợp đồng lao động quấy rối tình dục có thể bị sa thải
Theo khoản 2 Điều 13 Bộ luật lao động 2019, hình thức kỷ luật sa thải sẽ được áp dụng trong trường hợp:
Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, giáo viên là người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật lao động cao nhất là sa thải (đuổi việc).
Nếu giảng viên là người lao động dạy theo hợp đồng lao động mà có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì sẽ bị sa thải.
Phải làm gì khi bị quấy rối tình dục?
Học viên, sinh viên bị giảng viên thực hiện các hành vi quấy rồi tình dục có thể nhờ tới sự giúp đỡ của các đoàn thể hoặc phòng, bạn của nhà trường.
Nếu như nhà trường không giải quyết triệt để hoặc hành vi này đã ở mức nghiêm trọng thì sinh viên đó có thể tố cáo tại cơ quan công an để được xác minh giải quyết. Tuy nhiên cần lưu trữ những bằng chứng để chứng minh.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức
- Cán bộ đi xe công làm công việc riêng bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ bổ nhiệm lại như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về những điểm mới của “Giảng viên gạ tình sinh viên bị xử lý như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Bên cạnh đó, nếu có thắc mắc về dịch vụ luật, giấy tờ pháp lý như dịch vụ tra cứu quy hoạch xây dựng, tình trạng độc thân, mã số thuế,… xin vui lòng liên hệ: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các trường hợp sau đây được miễn trách nhiệm kỷ luật:
1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.
Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 4 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc.
Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 5 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý có 3 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc.
Đối với viên chức quản lý có 3 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.