Hiện nay, việc ký các hợp đồng thương mại giữa các thương nhân, phục vụ mối quan hệ làm ăn kinh tế rất phát triển. Song song với việc đó là nhiều vấn đề mâu thuẫn phát sinh. Các bên có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Có thể là tự thỏa thuận, hoặc nhờ tới cơ quan Hòa giải, Trọng tài hoặc thậm chí là Tòa án. Vậy Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án như thế nào? Hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại
Trong quá trình góp vốn thành lập, quản lý điều hành doanh nghiệp, thực hiện hợp đồng và nói chung là trong việc xác lập và giải quyết quan hệ kinh doanh, thương mại giữa các chủ thể kinh doanh có thể phát sinh những bất đồng, xung đột, đó là những tranh chấp, gọi là tranh chấp kinh doanh, thương mại. Thường thấy là:
Tranh chấp thường thấy là:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
- Tranh chấp nội bộ công ty.
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật quy định.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
– Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 14.
– Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14.
– Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật đầu tư 2020 được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
- Tòa án Việt Nam;
- Trọng tài Việt Nam;
- Trọng tài nước ngoài;
- Trọng tài quốc tế;
- Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
– Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Phương thức trọng tài thương mại là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 thì trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. Việc tiến hành giải quyết tranh chấp phải tuân thủ theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.
Các tranh chấp ở đây là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp:
- Giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại,
- Có ít nhất một bên có hoạt động thương mại hoặc
- Pháp luật có quy định là phải giải quyết bằng trọng tài; và nếu các bên có thoả thuận trọng tài.
Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng luật do các bên lựa chọn, nếu các bên không có thỏa thuận về áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp.
Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thực hiện được.
Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án
– Xác định pháp luật áp dụng
- Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
- Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
- Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.
– Đặc điểm của giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án:
- Là hình thức giải quyết tranh chấp mang tính cưỡng chế cao nhất. Và được tiến hành thông qua hoạt động của cơ quan tài phán. Theo đó, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành theo đúng quy định pháp luật.
- Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo thi hành án như kê biên tài sản đang tranh chấp.
- Khi thấy phán quyết của Tòa án không thỏa đáng, các đương sự có thể tiến hành kháng cáo, yêu cầu xét xử lại.
- Có nhiều cấp xét xử nên bảo đảm cho quyết định của toà án được công bằng, khách quan tuân theo quy định của pháp luật.
- Phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thường phức tạp, lâu dài, tốn kém hơn và không có tính bảo mật thông tin cao như phương thức thương lượng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án“ . Hy vọng rằng những kiến thức trên có thể mang lại kiến thức về giải quyết tranh chấp giúp ích cho quý độc giả của Luật sư X. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu các dịch vụ khác như hồ sơ giải thể công ty, dịch vụ công chứng tại nhà hay hồ sơ giải thể công ty cổ phần, trích lục hộ khẩu… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi thường gặp
Tòa án thực hiện chế độ 2 cấp xét xử đó là: Sơ thẩm và phúc thẩm.
– Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án kinh doanh thương mại là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc của bị đơn (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức).
– Các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn hoặc nơi nguyên đơn có trụ sở giải quyết vụ án.
– Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm gồm 3 bước:
– Khởi kiện và thụ lý vụ án.
– Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử.
– Phiên tòa sơ thẩm.