Vấn đề oan sai trong công tác điều tra hình sự luôn là vấn đề nóng được theo dõi và nhận được sự thắc mắc rất nhiều từ các bạn đọc giả bởi tính chất nghiêm trọng của vấn đề oan sai. Vậy giải pháp khắc phục oan sai được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ thêm thông tin về pháp luật nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
- Nghị quyết số 96/2015/QH13
Án oan sai là gì?
Việc người vô tội bị oan phải được nhìn nhận là một hiện tượng xã hội – pháp lý, do đó để xảy ra việc người vô tội bị oan đều có nguyên nhân khách quan và chủ quan. và hay thường được gọi là án oan sai.
Nguyên nhân gây ra án oan sai từ đâu?
Nguyên nhân khách quan, trước hết và quan trọng là ở phương diện quy định của pháp luật. Ngoài ra còn phải xét đến những điều như tính chất thủ đoạn tội phạm ngày một tinh vi, nhiều bị can tham gia, xảy ra trên nhiều địa bàn gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm. Một số đối tượng lợi dụng mối quan hệ tranh chấp dân sự để thực hiện việc gian dối, chiếm đoạt tài sản, việc định giá tài sản, giám định tư pháp chưa đồng bộ, thiếu kịp thời. Quy định pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự có những vấn đề còn bất cập so với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa được sửa đổi bổ sung kịp thời, công tác hướng dẫn, giải thích luật thực hiện chưa thường xuyên và đồng bộ dẫn đến việc áp dụng pháp luật thiếu thống nhất. Lực lượng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán còn thiếu, có một số còn thiếu kinh nghiệm thực tiển, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, trang thiết bị phục vụ công tác còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nguyên nhân chủ quan, cần xem xét ở góc độ người tiến hành tố tụng và bản thân người bị oan cũng như người tham gia tố tụng khác. Trong mối quan hệ với nhau, dù cân, đong, đo, đếm như thế nào thì nguyên nhân chủ quan vẫn là nguyên nhân trực tiếp, quyết định tới việc để làm oan người vô tội. Xét về nguyên nhân khách quan, trước hết cần nhìn nhận có một thực trạng hiện nay là trên phương diện quy định của pháp luật và thực thi pháp luật, có nhiều quy định của pháp luật đã không được thi hành nghiêm túc
Cần đề ra giải pháp khắc phục oan sai như thế nào?
Để hạn chế những vấn đề xảy ra oan, sai và đảm bảo bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, Quốc hội và Viện kiếm sát nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 96/2015/QH13 nhằm đưa ra một số nhiệm vụ, biện pháp như sau:
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho Kiểm sát viên. Quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội về công tác tư pháp, các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội và tranh tụng trong xét xử; chấp hành nghiêm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. Nắm vững và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong công tác Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự
- Giáo dục ý thức trách nhiệm, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất đạo đức theo lời dạy của Bác Hồ “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”; xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi nghiệp vụ, tinh thông pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”.
- Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra.Quá trình điều tra, lập hồ sơ vụ án phải tuân thủ pháp luật, thu thập, đánh giá đầy đủ, khách quan các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội để xác định đúng sự thật vụ án; khắc phục việc làm oan người vô tội do hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế; chấn chỉnh việc đình chỉ điều tra không đúng pháp luật để tránh oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm; tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia các vụ án theo quy định của pháp luật.
- Đối với viện kiểm sát, viện kiểm sát các cấp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố gắn với hoạt động điều tra và kiểm sát hoạt động tư pháp; phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các cơ quan có thẩm quyền điều tra trong xử lý tội phạm; bảo đảm việc khởi tố, bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không để xảy ra oan, sai; khắc phục tình trạng buông lỏng trách nhiệm, thống nhất một chiều với Cơ quan điều tra trong phân loại, xử lý vụ án; chấn chỉnh việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án không đúng pháp luật; tăng cường trách nhiệm công tố, tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự; kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là đơn kêu oan, đơn tố cáo bức cung, dùng nhục hình.
- Trách nhiệm của kiểm sát viên: Kiểm sát viên được phân công phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu, kiểm sát chặt chẽ từ khi kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, xem xét việc phê chuẩn và chủ động đề ra yêu cầu điều tra. Phải bám sát tiến độ điều tra, đề ra yêu cầu điều tra nhằm khắc phục kịp thời những thiếu sót về chứng cứ hoặc vi phạm tố tụng. Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, đánh giá xem xét các chứng cứ buộc tội, gỡ tội và thủ tục tố tụng của vụ án. Khi cần thiết tự mình hoặc phối hợp với Cơ quan điều tra hỏi cung để đánh giá đầy đủ tính chất mức độ phạm tội của từng bị can trong vụ án. Kịp thời lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi liên quan, xem xét dấu vết hiện trường vụ án, vật chứng có phù hợp với thực tế khách quan.
- Trong các vụ án “làm oan người vô tội”, vai trò của người bào chữa chưa được khẳng định đúng mức. Người bào chữa chưa được tham gia đầy đủ ngay từ đầu quá trình tố tụng. Các ý kiến bào chữa chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng quan tâm đúng mức. Điều này có nguyên nhân từ quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và 82 Bộ luật tố tụng hình sự thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ (Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự); việc tham gia của người bào chữa là do bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ mời, ngoại trừ một số trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng phải mời người bào chữa (quy định tại Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự).
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Giải pháp khắc phục oan sai được quy định như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Tội mua bán người dưới 16 tuổi có bị đi tù không năm 2022?
- Pháp nhân có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
- Trách nhiệm hình sự có thể được áp dụng đối với tổ chức có tư cách pháp nhân là gì?
Câu hỏi thường gặp
Nhiệm vụ cũng như mục đích mà tố tụng hình sự hướng tới bao gồm:
– Bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội.
– Phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
– Góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Liên đoàn luật sư Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc đào tạo, phát triển nhanh đội ngũ luật sư, nâng cao tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của luật sư; giám sát luật sư trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt trách nhiệm bào chữa, cung cấp dịch vụ pháp lý, nhất là đối với những trường hợp bào chữa chỉ định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tố tụng.
Căn cứ tại Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại năm 2017 quy định những cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tinh thần do người thi hành công vụ gây ra sẽ được Nhà nước bồi thường theo quy định của pháp luật và sau đó người thi hành công vụ gây thiệt hại sẽ phải hoàn trả lại kinh phí vào Ngân sách nhà nước. Theo đó, những người sau đây sẽ có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại:
– Người bị thiệt hại trực triếp do hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ gây ra;
– Người thừa kế của người bị thiệt hại đó nếu người bị thiệt hại bị kết án tử hình và sau khi thi hành án xong mới phát hiện người đó không phạm tội thì người thừa kế của người bị hại đó sẽ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Tổ chức thừa kế quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;
– Người đại diện theo pháp luật của người bị hại nếu luật quy định phái có người đại diện;