Tình trạng giả mạo chữ ký người khác hiện nay vẫn tiếp diễn với thủ đoạn tinh vi; chuyên nghiệp hơn. Giả mạo chữ ký là hành vi vi phạm pháp luật; và với những trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu hình sự. Vậy theo quy định giả mạo chữ ký người khác bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu sau đây.
“Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội; vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Bùi Hải Yến; (sinh năm 1979, trú tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội). Từ ngày 27/10/2017 đến ngày 20/8/2019; Bùi Hải Yến; đã thu tổng số hơn 600 triệu đồng của 5 khách hàng thanh toán tiền cho Công ty Tân Thịnh. Tuy nhiên, Yến không mang tiền về trả cho công ty theo quy định; mà chiếm đoạt để chi tiêu cá nhân.
Lợi dụng nhiệm vụ là nhân viên kinh doanh của Công ty Tân Thịnh; được phân công bán hàng và thu tiền hàng của khách, tháng 10/2017, do cần tiền để chi tiêu cá nhân; Yến đã nghĩ ra cách, sau khi giao hàng và nhận tiền trực tiếp của khách trả công ty; Yến không nộp tiền trả công ty mà giả mạo chữ viết; chữ ký của khách hàng dưới mục người nhận hàng trên các hóa đơn bán hàng. Sau đó, Yến mang các hóa đơn có chữ viết, chữ ký giả mạo về Công ty Tân Thịnh; và nói dối với công ty là các khách hàng chưa thanh toán tiền; nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của Công ty Tân Thịnh.“
Giả mạo chữ ký người khác bị xử phạt như thế nào?
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi giả mạo chữ ký người khác
Đối với giả mạo chữ ký của người yêu cầu đăng ký trong phiếu yêu cầu đăng ký
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng theo quy định sau:
“Điều 54. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận hoặc văn bản chứng nhận khác, văn bản cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký cấp hoặc phiếu yêu cầu đăng ký có chứng nhận của cơ quan đăng ký.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của người yêu cầu đăng ký trong phiếu yêu cầu đăng ký hoặc chữ ký trong văn bản thông báo về việc kê biên hoặc giải toả kê biên tài sản để thi hành án dân sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy chứng nhận hoặc văn bản chứng nhận khác, văn bản cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký cấp, phiếu yêu cầu đăng ký có chứng nhận của cơ quan đăng ký, bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; phiếu yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo về việc kê biên hoặc giải toả kê biên tài sản để thi hành án dân sự quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.”
Đối với giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực
“Điều 34. Hành vi vi phạm quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung của bản chính để yêu cầu chứng thực bản sao.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực;
…………..”
Theo quy định trên thì hành vi giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực; có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Đối với giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm
Theo quy định về quyền tác giả, Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP 2013 quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.
“Điều 19. Hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm
Nếu giả mạo chữ ký trong hợp đồng mua bán, hợp đồng vay vốn, hợp đồng thế chấp … nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Ngoài ra người giả mạo chữ của người khác cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giả mạo trong công tác theo quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Nếu hành vi làm giả con dấu, giả mạo chữ ký gây nguy hiểm cho xã hội, có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự theo các tội danh tương ứng của Bộ luật Hình sự như:
– Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức (Điều 267 BLHS). Mức hình phạt thấp nhất là là bị phạt tiền từ 5- 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm và mức cao nhất là đến 7 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng;
– Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139BLHS). Mức hình phạt thấp nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm và mức cao nhất là tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm;
– Tội giả mạo trong công tác (Điều 284 BLHS). Mức hình phạt thấp nhất là từ 1 – 5 năm tù và mức cao nhất là 20 năm tù. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 3 – 30 triệu đồng
Xử lý hành vi giả mạo chữ ký người khác để bán nhà
Về mức xử phạt, người có hành vi giả mạo chữ ký người khác để bán nhà; có thể bị truy cứu hình sự. Nếu người giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt tài sản; thì hành vi này đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
………………..”
Mời bạn xem thêm bài viết
Các loại giấy tờ có thể thay thế căn cước công dân khi đi máy bay
“Kiều nữ” giả làm công an lừa đảo gần 20 tỷ, lời cảnh tỉnh cho người cả tin
Người nước ngoài lấy vợ Việt Nam có được miễn giấy phép lao động?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Giả mạo chữ ký người khác bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Doanh nghiệp quyết đính loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
Khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 sửa đổi Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, theo đó:
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.