Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp câu hỏi của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Đất trồng lúa là gì?
Đất trồng lúa là một loại hình đất thích hợp cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước. Đất trồng lúa được chia thành 2 hình thái khác nhau gồm:
- Đất chuyên trồng lúa nước: Loại đất này có thể trồng được từ hai vụ lúa nước trong một năm theo quy định của khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
- Đất trồng lúa khác: là đất dùng để trồng các loại cây lúa khác và đất trồng lúa nương đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
Đất trồng lúa có phải đất nông nghiệp không?
Đất nông nghiệp bao gồm:
- Đất trồng cây hàng năm bao gồm trồng lúa và trồng các loại cây khác
- Đất trồng rừng sản xuất,
- Đất làm muối;
- Đất trồng rừng đặc dụng;
- Đất trồng rừng phòng hộ,
- Đất trồng cây lâu năm
- Đất để nuôi trồng thủy sản;
Ngoài 7 nhóm trên, đất nông nghiệp khác còn bao gồm:
- Đất dùng để chăn nuôi, chuồng trại gia súc, gia cầm
- Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập hoặc nghiên cứu thí nghiệm
- Đất xây dựng nhà kính hoặc trồng trọt cây không trên đất
- Đất trồng hoa, ươm cây giống, con giống
Như vậy, đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Chính sách nhà nước về đền bù đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp được xem là tư liệu sản xuất chính của người nông dân vì vậy khi nhà nước thu hồi với mục đích cho kinh tế – xã hội, quốc phòng hay mục đích khác thì những người đủ điều kiện theo luật hiện hành sẽ được hưởng chính sách đền bù.
– Hình thức đền bù Hình thức đền bù đất nông nghiệp căn cứ theo Điều 74 Luật Đất Đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi. Người nông dân khi có đất bị thu hồi có đủ điều kiện được đền bù theo quy định thì sẽ được đền bù theo hai hình thức sau:
- Đền bù bằng đất: Việc đền bù bằng đất được thực hiện bằng cách giao đất nông nghiệp có cùng mục đích sử dụng với đất thu hồi bằng diện tích đất tương đương.
- Đền bù đất nông nghiệp bằng tiền: Trường hợp nhà nước không có đất tương tự để đền bù, người dân sẽ được bồi thường một khoản tiền bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi. Với trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới, nếu có chênh lệch về giá trị thì phải thanh toán bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.
Như vậy có hai hình thức người bị thu hồi đất nông nghiệp được đền bù là đền bù bằng đất nông nghiệp tương đương hoặc đền bù bằng tiền tương đương giá đất hiện tại.
Giá đền bù đất trồng lúa như thế nào?
Giá đền bù đất
Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không thể bồi thường lại bằng một diện tích đất nông nghiệp khác cho người dân thì sẽ thực hiện bồi thường bằng tiền.
Cách tính giá đền bù đất nông nghiệp khi bị thu hồi như sau:
Giá đền bù đất nông nghiệp = Diện tích đất bị thu hồi (m2) x Giá đền bù (VNĐ/m2).
- Trong đó:
Giá đất được tính bằng = Giá đất ghi trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh đất nông nghiệp qua các năm x Hệ số điều chỉnh khác (nếu có).
Giá bồi thường đối với đất sẽ dựa trên bảng giá bán đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Để xác định giá đất bồi thường, các cơ quan chức năng sẽ điều tra, thu thập thông tin về thửa đất. Giá nhà đất hiện nay cũng như thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai. Từ đó áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.
Đất được đền bù là đất trong hạn mức cấp đất nông nghiệp ở địa phương. Phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức không được đền bù về đất. Tuy nhiên, họ sẽ được đền bù chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất khi thu hồi đất nông nghiệp
Ngoài các khoản đền bù như bằng đất tương đương hoặc bằng tiền về đất khi bị thu hồi. Chủ sở hữu đất nông nghiệp bị thu hồi có thể được xem xét nhận các hỗ trợ khác được quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai 2013 như sau:
- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất:
Việc hỗ trợ các đối tượng đang có thu nhập dựa trên việc sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất có thể phần nào ổn định đời sống của mình. Mục đích là để họ có thể tiếp tục lao động sản xuất nông nghiệp trên phần đất được đền bù nếu như được bồi thường bằng đất.
- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm:
Với những trường hợp là cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp có đất bị thu hồi mà có điều kiện tiếp tục sản xuất thì có thể được xem xét hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ dựa trên điều kiện thực tế của địa phương. Khi gặp trường hợp này, địa phương sẽ lập và phê duyệt các phương án đào tạo, chuyển đổi nghề. Tìm kiếm nghề nghiệp với phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Trong quá trình lập phương án chuyển đổi nghề hoặc tìm kiếm việc làm. Chính quyền địa phương phải lấy ý kiến của cả người thu hồi đất.
- Hỗ trợ khác:
Đối với các trường hợp là hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà bị thu hồi đất trong khi chưa đủ điều kiện được bồi thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện của địa phương.
Các khoản hỗ trợ khác này sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên tình hình thực tế của địa phương. Việc hỗ trợ này nhằm để bảo đảm công bằng với người có đất bị thu hồi. Đảm bảo họ đều có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất
Mời bạn đọc xem thêm:
- Người ta căn cứ vào đâu để phân loại đất?
- Người dân có được phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp không ?
- Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Giá đền bù đất trồng lúa như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 77 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình và cá nhân sẽ được bồi thường đất nông nghiệp bị thu hồi về đất và chi phí đầu tư vào đất. Theo đó: Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129 Luật Đất đai 2013.
Khi đáp ứng đủ điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật thì được chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở.
Đất trồng lúa chỉ được sử dụng cho mục đích trồng lúa, nếu chưa chuyển mục đích sử dụng đất mà cố tình xây nhà trên đất đó là trái quy định của pháp luật.