Giả danh công an chiếm đoạt tài sản hiện nay là mối lo ngại rất lớn đối với xã hội. Chính bởi Công an nhân dân là Lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính vì vậy đã có rất nhiều thành phần, đối tượng đã lợi dụng lòng tin của người dân; giả mạo công an nhằm chiếm đoạt tài sản. Vậy đối với vấn đề trên; pháp luật sẽ xử lý như thế nào? Hãy cùng luật sư X tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Câu Hỏi:
Chào luật sư X; em có ngươi bạn giả danh là công an để chiếm đoạt 18 triệu VND. Như vậy bạn em chịu mức hình phạt là như thế nào? Chân thành cảm ơn luật sư.
Nội dung tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luật sư X. Sau quá trình tìm hiểu và phân tích; chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015.
Truy cứu TNHS đối với hành vi giả danh công an
Hành vi giả danh là công an là hành vi giả mạo chức vụ; được quy định tại Điều 339 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác:
Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Hành vi chiếm đoạt 18 triệu đồng đã sử dụng thủ đoạn gian dối; do vậy đây chính là yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; được quy định tại Khoản 1 điều 174 Bộ Luật Hình sự năm 2015:
1- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
(a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
(b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
(c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
(d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Do đó mà giả danh công an chiếm đoạt tài sản sẽ cấu thành hai tội riêng biệt khác nhau.
Mức xử phạt đối với hai tội riêng biệt
Khi xét xử người phạm nhiều tội; toà án quyết định hình phạt đối với từng tội phạm theo các căn cử quyết định hình phạt đã được đề cập ở phần trên; sau đó tổng hợp hình phạt đó để được hình phạt chung theo các quy định sau:
Đối với hình phạt chính
- Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là hình phạt tù có thời hạn; thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung. Hình phạt chung không được vượt quá 3 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ; 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn (điểm a khoản 1 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015). Cách tổng hợp này là theo nguyên tắc cộng toàn bộ hoặc cộng một phần.
- Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn; thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỉ lệ 3 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 1 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung (điểm b khoản 1 Điều 55 BLHS). Việc tổng hợp hình phạt theo cách này cũng theo nguyên tắc cộng toàn bộ;
- Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân hoặc tử hình; thì hình phạt chung là tù chung thân hoặc tử hình (điểm c, điểm d khoản 1 Điều 55 BLHS). Cách tổng hợp hình phạt này là theo nguyên tắc thu hút (hình phạt nặng nhất thu hút hình phạt nhẹ hơn);
- Nếu có nhiều hình phạt tiền; thì hình phạt chung là tổng các khoản tiền phạt (điểm đ khoản 1 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015). Cách tổng hợp này là theo nguyên tẳc cộng toàn bộ;
- Hình phạt tiền và hình phạt trục xuất không được tổng hợp với các loại hình phạt khác (điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 55 BLHS). Quy định này là theo nguyên tắc cùng tồn tại các loại hình phạt khác nhau.
Đối với hình phạt bổ sung
- Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định ttong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó theo nguyên tắc cộng toàn bộ hoặc cộng một phần; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền được cộng lại thành hình phạt chung theo nguyên tắc cộng toàn bộ (điểm a khoản 2 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015);
- Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại; thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên theo nguyên tắc cùng tồn tại các loại hình phạt khác nhau (điểm b khoản 2 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015).
Các quy định trên được xây dựng trên cơ sở cụ thể hoá các nguyên tắc chung của tổng hợp hình phạt. Đó là nguyên tắc cộng toàn bộ; nguyên tắc cộng một phần; nguyên tắc thu hút và nguyên tắc cùng tồn tại.
Như vậy, căn cứ vào các tình tiết phạm tội là Giả danh công an chiếm đoạt tài sản; và căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.Tòa án sẽ đưa ra quyết định cuối cùng; đó là tổng hợp mức hình phạt đối với hai tội danh trên. Và mức án mà người phạm tội này phải chịu; sẽ là phạt tù từ 9 tháng đến 5 năm tù.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi chia sẻ về vấn đề “Giả danh công an chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?”.
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Xem thêm: Thợ rửa xe lái ô tô của khách gây tai nạn, chủ xe có liên đới
Nếu còn vấn đề thắc mắc và cần được tư vấn; hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline/zalo: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Điều 339 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác quy định như sau:
Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là hình phạt tù có thời hạn thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung. Hình phạt chung không được vượt quá 3 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn (điểm a khoản 1 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015). Cách tổng hợp này là theo nguyên tắc cộng toàn bộ hoặc cộng một phần;
Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân hoặc tử hình thì hình phạt chung là tù chung thân hoặc tử hình (điểm c, điểm d khoản 1 Điều 55 BLHS). Cách tổng hợp hình phạt này là theo nguyên tắc thu hút (hình phạt nặng nhất thu hút hình phạt nhẹ hơn)