Ngày 26/11, Nguyễn Hoàng Tuấn bị Công an quận 11 tạm giữ. Làm việc với công an, Tuấn khai hồi đầu năm, anh ta biết Tiến chăn dắt người lang thang, ăn xin ở khu vực đường Võ Văn Kiệt (quận 5) nên nảy sinh ý định giả cảnh sát đòi tiền bảo kê. Tuấn tìm mua quân phục trên mạng chặn đường nhóm ăn xin. Anh ta xưng là “cán bộ thuộc tổ liên ngành TP HCM”, chuyên xử lý những người lang thang, ăn xin trên địa bàn và doạ sẽ đưa nhóm Tiến vào trung tâm bảo trợ xã hội. Nếu muốn yên ổn “làm ăn”, Tiến phải đưa cho Tuấn 1-2 triệu đồng mỗi tháng. Vậy hành vi giả công an thu tiền bảo kê của nhóm ăn xin bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thu tiền bảo kê của nhóm ăn xin bị khép tội gì?
Dưới góc nhìn pháp lý, hành vi Giả danh công an để thu tiền bảo kê được coi là một hành vi dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.
Cụ thể, đối tượng có thể dùng thủ đoạn gian dối như: đưa ra thông tin giả, đe dọa dung vũ lực. Từ đó, làm cho người khác buộc phải giao tài sản cho người phạm tội.
Hành vi này có thể bị xử lý bởi tội danh cưỡng đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Cưỡng đoạt tài sản là gì?
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản
Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội.
Cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản
Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
- Có hành vi đe dọa dùng vũ lực. Được hiểu là hành vi của người phạm tội đe doạ sẽ thực hiện một hành động (hay đe doạ sẽ sử dụng sức mạnh vật chất) để gây thiệt hại cho người bị hại. Mục đích của việc đe doạ này là làm cho người bị hại sợ và giao tài sản cho người phạm tội chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra gắn liền với hành vi đe doạ nêu trên. Việc đe doạ được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Đe doạ trực tiếp: Người phạm tội thực hiện việc đe doạ bằng lời nói, cử chỉ, hành động… công khai, trực tiếp với người bị hại.
+ Đe doạ gián tiếp: Người phạm tội thực hiện việc đe doạ thông qua các hình thức như: nhắn tin, điện thoại, thư… mà không gặp người bị hại.
- Các hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác. Được hiểu là dùng các thủ đoạn gây áp lực rất lớn về tinh thần của người bị hại để buộc họ phải giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra, kèm với việc dùng thủ đoạn đó.
- Các thủ đoạn thường sử dụng là lợi dụng những lỗi lầm, khuyết điểm của người bị hại mà người phạm tội biết được để đe doạ sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của họ hoặc doạ gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ xã hội khác như các mối quan hệ kinh doanh
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Về nguyên tắc mục đích chiếm đoạt tài sản phải có trước hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần khác. Nhưng cũng có trường hợp chuyển hoá tội phạm, có nghĩa là người phạm tội đã thực hiện một tội phạm khác, nhưng sau đó lại xuất hiện mục đích chiếm đoạt tài sản, thì cũng phạm vào tội này.
Mặt khách thể của tội phạm
Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác (tương tự như khách thể của tội cướp tài sản).
Mặt chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Giả công an thu tiền bảo kê của nhóm ăn xin bị xử lý như thế nào?
Tội cưỡng đoạt tài sản có 4 khung hình phạt chính:
Khung 1
Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Khung 2
Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu hành vi cưỡng đoạt thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh
Khung 4
Phạt tù từ 12 đến 20 năm nếu thuộc vào một trong các trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể chịu hình phạt bổ sung.
Chuyển hóa tội cưỡng đoạt tài sản thành tội cướp tài sản
Tội cưỡng đoạt tài sản có thể chuyển hóa thành tội cướp tài sản trong trường hợp: Người phạm tội không chỉ dừng lại ở hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản mà dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
Lưu ý: Trường hợp người phạm tội cưỡng đoạt tài sản mà làm nạn nhân bị thương tích, thì ngoài việc phải chịu hình phạt về tội cưỡng đoạt tài sản còn có thể phải chịu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích cho người khác nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm đó.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hành vi hủy hoại tài sản trong khi đi đòi nợ bị xử lý như thế nào?
- Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa xử lý ra sao?
- Tội cướp giật tài sản xử lý thế nào theo quy định pháp luật hình sự
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Giả công an thu tiền bảo kê của nhóm ăn xin bị xử lý như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Giống nhau: Đều có hành vi đe dọa dùng vũ lực nhưng tính chất đe dọa ở hai tội khác nhau cơ bản:
Tội cướp tài sản: Đe dọa ngay tức khắc sử dụng vũ lực
Tội cưỡng đoạt tài sản: đe dọa tương lai sẽ dung vũ lực, nếu bị hại không trao tài sản.
Hành vi uy hiếp tinh thần là hành vi dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Những hành vi này xét về tính chất cũng giống như hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực vì cùng có khả năng khống chế ý chí của người bị đe dọa.
Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Là trường hợp người phạm tội vì nguyên nhân khách quan, chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi).