Xin chào luật sư. Dịp Tết tới tôi muốn về quê ăn Tết vì đã xa quê cả năm chưa về. Thế nhưng công ty tôi đang làm việc ép nhân viên trực Tết và tôi là một trong số những nhân viên đó. Vậy xin hỏi việc công ty ép nhân viên ở lại trực Tết như nêu trên có được xem là vi phạm pháp luật hay không? Và trong trường hợp này tôi có quyền từ chối trực Tết hay không?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Công ty ép nhân viên trực Tết là vi phạm pháp luật
Căn cứ khoản 1, khoản 3 điều 5 và điểm b khoản 3 điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân ép buộc nhân viên trực Tết. Sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
Người sử dụng lao động là tổ chức thì bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Người sử dụng lao động là tổ chức bao gồm:
- Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm. Trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Đơn vị sự nghiệp.
- Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự quán nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực.
- Văn phòng thường trú cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài.
- Tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài.
- Tổ chức phi chính phủ.
- Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài.
- Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa – xã hội.
Ép nhân viên trực Tết, người lao động được hưởng lương như thế nào?
Người lao động đi làm vào ngày Tết được xem là tiền lương làm thêm giờ và được tính theo quy định như sau:
Người lao động được trả lương ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương; hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trường hợp người lao động đi làm vào ngày thứ Bảy, Chủ Nhật thì được trả lương ít nhất bằng 200% tiền lương tính theo theo đơn giá tiền lương; hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm thì người lao động được trả thêm các khoản sau đây: Ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương; hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Bên cạnh đó, 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương; hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường nến không làm thêm giờ vào ban ngày; hoặc đơn giá tiền lương; hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày nghỉ Tết nếu có làm thêm giờ vào ban ngày.
Người lao động có quyền từ chối khi công ty ép nhân viên trực Tết hay không?
Theo khoản 2 điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ. Nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
– Phải được sự đồng ý của người lao động;
– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động muốn nhân viên trực Tết thì cần phải có sự đồng ý của họ. Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người sử dụng lao động ép nhân viên trực Tết là vi phạm quy định của pháp luật về lao động.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Ép nhân viên trực Tết, công ty sẽ bị xử phạt. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Luật không quy định về khái niệm “lương tháng 13”, tuy nhiên ở một số văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cũng đã đề cập đến.
– Tại Công văn này, Bộ LĐ-TB&XH xác định “lương tháng 13” là tiền thưởng.
– Trên thực tế thì tại các đơn vị người sử dụng lao động khác nhau. Sẽ xảy ra các trường hợp khác nhau:
– Có đơn vị NLĐ nhận được đồng thời các khoản mang tên: “lương tháng 13” và một khoản khác mang tên “thưởng Tết”.
– Có đơn vị NLĐ cuối năm chỉ được nhận lương tháng 13 hoặc thưởng tết.
– Có đơn vị NLĐ cuối năm không được nhận khoản nào hết.
Câu trả lời là không. Ngoài việc ép nhân viên trực Tết là trái quy định của pháp luật lao động hiện hành. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
Trên thực tế, trong dịp Tết năm nay; hay các năm trước. Các doanh nghiệp vẫn thưởng Tết cho người lao động bằng tiền hoặc hiện vật. Việc Bộ luật Lao động 2019 mở rộng khái niệm “Thưởng”. Theo đó, thưởng Tết có thể không phải là tiền chính là nhằm ghi nhận và đáp ứng xu hướng của thực tế đã và đang diễn ra.