Xin chào Luật sư X. Tôi là đương sự trong một vụ án dân sự. Cụ thể là nguyên đơn. Vậy xin luật sư cho tôi biết Đương sự được thay đổi lời khai trong vụ án dân sự không? Tôi rất mong nhận được phản hồi về câu hỏi sớm nhất từ phía luật sư. Trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Đương sự được thay đổi lời khai trong vụ án dân sự không?. Mời bạn cùng đón đọc.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Nội dung tư vấn
Đương sự trong vụ án dân sự là ai?
Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015:
Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm:
– Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
– Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đương sự được thay đổi lời khai trong vụ án dân sự không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải như sau:
2. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:
a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
b) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;
c) Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
d) Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
Căn cứ Khoản 3 Điều 94 Bộ luật này quy định về nguồn chứng cứ như sau:
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
3. Lời khai của đương sự.
Trước phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, đương sự đã cung cấp lời khai, chứng cứ cho Tòa án. Như vậy trong quá trình diễn ra phiên họp này đương sự sẽ được thay đổi lời khai của mình. Thẩm phán sẽ thông báo về thời gian, địa điểm diễn ra phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ đến cho đương sự.
Đương sự có thể tự trình bày bằng văn bản về việc thay đổi lời khai, hoặc đọc lời khai thay đổi của mình cho cán bộ Toà án lập biên bản ghi nhận.
Như vậy theo quy định nêu trên, tại phiên họp đương sự có quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ, bao gồm lời khai của đương sự. Như vậy, đương sự có thể bổ sung lời khai để thay đổi nội dung đã khai trước đó.
Quy trình lấy lời khai của đương sự như thế nào?
Căn cứ Điều 98 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Quy trình lấy lời khai của đương sự như sau:
1. Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án; trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án.
2. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của Tòa án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai. Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.
3. Việc lấy lời khai của đương sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 69 của Bộ luật này phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của đương sự đó.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Đương sự được thay đổi lời khai trong vụ án dân sự không?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Thủ tục tặng cho nhà đất; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về vụ án dân sự không được hòa giải. Cụ thể nêu rõ:
– Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
– Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Quyền tự định đoạt trong việc khởi kiện vụ án dân sự được ghi nhận tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bên cạnh đó, Điều 187 quy định quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước. Nhà nước đã chính thức ghi nhận quyền khởi kiện của cá nhân; cơ quan tổ chức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của mình hoặc của chủ thể khác.
Trả lại tiền tạm giữ cho đương sự bằng cách:
– Việc thông báo được thực hiện trực tiếp, qua bưu điện hoặc niêm yết công khai theo quy định tại Điều 39 Luật Thi hành án dân sự.
– Việc đương sự nhận tiền, tài sản, giấy tờ được thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự hoặc thông qua bưu điện.