Xin chào luật sư X. Gia đinh tôi có mảnh đất trên giáy tờ đứng tên hộ gia đình. Nay bố tôi mất chỉ di chúc để lại toàn bộ mảnh đất cho em trai tôi. Vậy luật sư xin cho biết được thừa kế đất của hộ gia đình thì chia tài sản như thế nào? Tôi rất mong nhận được phản hồi từ phía luật sư. Trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Được thừa kế đất của hộ gia đình thì chia tài sản như thế nào?. Mời bạn cùng đón đọc.
Nội dung tư vấn
Di sản thừa kế là gì?
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015:
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất cho người còn sống; tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 609 về quyền thừa kế, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Được thừa kế đất của hộ gia đình thì chia tài sản như thế nào?
Căn cứ Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định về đất của hộ gia đình như sau:
29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Như vậy, đất của hộ gia đình là đất có quyền sử dụng chung không thuộc bất kỳ một quyền sở hữu riêng của ai. Chính vì vậy mảnh đất này không thuộc quyền sở hữu toàn bộ của mẹ bạn mà chỉ là một phần nên khi chia thừa kế cho anh trai bạn, anh trai bạn cũng chỉ sẽ nhận được một phần mà mẹ bạn sở hữu.
Di chúc chia tài sản như thế nào là hợp pháp?
Căn cứ Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp như sau:
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Quyền từ chối nhận di sản thừa kế
Theo Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015; quy định về quyền từ chối nhận di sản thừa kế của người thừa kế như sau:
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Như vậy, khi không muốn nhận di sản thừa kế, người thừa kế hoàn toàn có quyền từ chối. Tuy nhiên, mục đích từ chối không phải là để trốn tránh nghĩa vụ tài sản của mình với người khác.
Đặc biệt lưu ý, thời điểm từ chối nhận di sản thừa kế phải là trước khi phân chia di sản. Việc từ chối này phải được lập thành văn bản, gửi đến những người liên quan gồm: Người quản lý di sản, các đồng thừa kế khác, người phân chia di sản thừa kế.
Như vậy, có thể thấy, nếu việc từ chối nhận di sản không phải để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản với người khác thì quyền từ chối di sản là quyền của người thừa kế mà không ai có thể ép buộc hay ngăn cản.
Trình tự, thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
Về trình tự, thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế; người thừa kế có nguyện vọng từ chối nhận di sản thừa kế thực theo trình tự dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế
Người từ chối nhận di sản thừa kế chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
– Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có cam kết việc từ chối nhận di sản thừa kế không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản (dự thảo).
– Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (bản sao có chứng thực).
– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).
– Di chúc (bản sao có chứng thực) trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.
– Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao chứng thực).
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng (bản sao có chứng thực) hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản (bản sao có chứng thực).
Bước 2: Người từ chối nhận di sản tiến hành chứng thực văn bản ở UBND cấp xã.
– Công chứng viên kiểm tra hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế.
– Người từ chối nhận di sản thực hiện ký lên văn bản từ chối di sản thừa kế trước mặt công chứng viên, trường hợp văn bản có 02 trang thì phải ký đầy đủ cả 02 trang.
– Trường hợp người từ chối nhận di sản không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.
– Cán bộ chứng thực thực hiện chứng thực cho văn bản từ chối nhận di sản.
Trường hợp công chứng viên kiểm tra và nhận thấy hồ sơ bị thiếu thì yêu cầu người từ chối nhận di sản bổ sung hoặc hồ sơ không hợp lệ thì giải thích cho người từ chối nhận di sản về việc không thể chứng thực văn bản từ chối nhận di sản.
Bước 3: Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế
– Người từ chối nhận di sản thừa kế tiến hành đóng phí và thù lao công chứng là 20.000 đồng (theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC).
– Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế.
Ép người khác từ chối nhận di sản thừa kế bị xử lý như thế nào?
Không được quyền hưởng di sản
Theo điểm c khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015; người nào bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần/toàn bộ di sản của người đó thì sẽ không được hưởng di sản trừ trường hợp người để lại di sản đã biết nhưng vẫn cho hưởng theo di chúc.
Như vậy, nếu một người thừa kế ép người thừa kế khác từ chối nhận di sản để bản thân được hưởng một phần; hoặc toàn bộ di sản mà người này lẽ ra được hưởng, đã bị kết án về hành vi này thì sẽ không được hưởng thừa kế; trừ trường hợp người để lại di sản vẫn cho hưởng theo di chúc.
Bị xử phạt hành chính
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; nếu người nào dùng thủ đoạn gan dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng.
Bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Nếu tính chất vụ việc nghiêm trọng hơn; người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù cao nhất đến 20 năm tù.
Như vậy, tuỳ vào tính chất, hành vi… của việc ép người khác từ chối nhận di sản thừa kế mà người vi phạm có thể không được hưởng di sản thừa kế; bị phạt hành chính; hoặc phải ngồi tù.
Video Luật sư X giải đáp về thừa kế đất
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Được thừa kế đất của hộ gia đình thì chia tài sản như thế nào?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Ngoài ra, ể được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015:
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Theo đó, bạn không thể từ chối nhận di sản vì trốn tránh nghĩa vụ.
Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là văn bản thể hiện sự nhất chí; của những người thừa kế về cách phân chia di sản của người chết để lại.
Để phân định cách chia di sản thừa kế của người chết để lại, pháp luật quy định dựa theo di chúc; nếu không có di chúc thì sẽ chia theo pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp tất cả các thừa kế đều thống nhất thỏa thuận; phân chia theo phương thức khác với quy định; của luật hoặc khác với di chúc, thì pháp luật vẫn công nhận sự thỏa thuận của họ.
Mọi cá nhân đều có quyền nhận di sản trong trường hợp thuộc diện nhận di sản theo di chúc. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.