Mặc dù trong Bộ luật Dân sự có đề cập về chuyển đổi giới tính nhưng quy định chưa cụ thể. Sau nhiều năm, mới đây, Bộ Y tế đã lấy ý kiến về dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính với nhiều nội dung đáng chú ý. Trong đó có đề xuất công nhận là người chuyển giới mà không cần phẫu thuật, người chuyển giới phải là người độc thân đang rất được dư luận quan tâm. Vậy cụ thế quy định này thế nào, hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Được công nhận là người chuyển giới mà không cần phẫu thuật?
Đây là một trong những quyền nêu tại Điều 4 của dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính.
Cụ thể, người đề nghị chuyển đổi giới tính là người đã có giới tính hoàn thiện, hoàn toàn là nam hoặc là nữ nhưng bản thân họ cảm thấy mình là giới tính còn lại. Do đó, họ có đề nghị với cơ quan có thẩm quyền công nhận mình là người chuyển đổi giới tính.
Trong đó, nguyên tắc cơ bản của chuyển đổi giới tính là người chuyển giới được sống thật với giới tính mà họ mong muốn. Điều 4 dự thảo quy định quyền của người chuyển đổi giới tính như sau:
– Được đề nghị công nhận là người chuyển giới mà không bắt buộc phải phẫu thuật để chuyển đổi giới tính. Việc phẫu thuật để chuyển giới là hoàn toàn tự nguyện.
– Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, gia đình…
– Được đăng ký thay đổi giấy tờ hộ tịch sau khi công nhận là người chuyển giới. Quy định này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015.
– Được kết hôn theo giới tính mới sau khi đã được công nhận là người chuyển giới; không phải triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục trừ khi tự nguyện thực hiện.
– Được học tập, làm việc, hoà nhập sau khi đã phẫu thuật chuyển giới…
Người chuyển giới phải là người độc thân
Điều 6 và Điều 7 dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính nêu rõ, điều kiện để chuyển đổi giới tính như sau:
Người sử dụng nội tiết tố sinh dục
– Đã hoàn thiện giới tính.
– Tự nhận thấy bản thân có giới tính khác với giới tính sinh học hiện có.
– Từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Nếu thuộc độ tuổi từ đủ 16 – dưới 18 tuổi thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.
– Là người độc thân.
– Có đầy đủ sức khoẻ, không thuộc trường hợp bị chống chỉ định điều trị nội tiết tố sinh dục.
Người thực hiện phẫu thuật ngực hoặc bộ phận sinh dục
– Đã hoàn thiện giới tính.
– Tự nhận thấy bản thân có giới tính khác với giới tính sinh học hiện có.
– Là người độc thân.
– Tuổi đời từ đủ 18 trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Đã điều trị nội tiết tố sinh dục liên tục trong 01 năm trừ trường hợp phẫu thuật ngực từ nữ sang nam.
– Có đủ sức khoẻ, không chống chỉ định phẫu thuật ngực/bộ phận sinh dục.
Như vậy, để được chuyển đổi giới tính, dù bằng hình thức nào thì người đề nghị cũng phải là người độc thân bởi sau khi chuyển đổi giới tính, người này sẽ được sống đúng với giới tính mong muốn của mình. Do đó, nếu đang trong mối quan hệ vợ chồng hợp pháp với người thì sẽ vi phạm quy định về điều kiện kết hôn nêu tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình:
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Điều kiện, thủ tục công nhận là người chuyển giới
Hồ sơ
Hồ sơ đề nghị công nhận là người chuyển giới nêu tại khoản 1 Điều 19 dự thảo gồm:
– Đơn đề nghị.
– Giấy tờ chứng minh đã chuyển đổi giới tính. Đặc biệt, nếu là người đã phẫu thuật chuyển giới trước khi Luật này có hiệu lực thì không cần giấy tờ này.
Cơ quan thực hiện
Theo điểm a khoản 2 Điều 19 dự thảo, cơ quan công nhận người chuyển giới là bệnh viện đã phẫu thuật chuyển giới hoặc bệnh viện đã điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc Bệnh viện đã phẫu thuật ngực/bộ phân sinh dục để chuyển giới.
Lộ trình thực hiện
Chậm nhất đến 2025, nội dung về đào tạo tâm lý về người chuyển giới sẽ được đưa vào giảng dạy tại các trường học có mã ngành đào tạo về tâm lý.
Có thể bạn quan tâm:
- Thủ tục thay đổi hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính
- Dịch vụ đổi tên khai sinh cho người chuyển giới
- Hiếp dâm nữ chuyển giới, xác định trách nhiệm hình sự thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Được công nhận là người chuyển giới mà không cần phẫu thuật khi nào?” . Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833.102.102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chuyển đổi giới tính (hoặc phẫu thuật chuyển giới) là khái niệm dùng để chỉ những biện pháp y khoa; dùng để thay đổi giới tính của một người; trong đó bao gồm những công đoạn như kiểm tra tâm lý; phẫu thuật chuyển giới; tiêm hoóc-môn; phẫu thuật chỉnh hình;… Người chuyển đổi giới tính là người đã thực hiện chuyển đổi giới tính. Do đó, khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với thuật ngữ người chuyển giới; dùng để chỉ những người có cảm nhận giới tính khác với giới tính của cơ thể (giới tính sinh học) của mình; bất kể rằng người này có thực hiện chuyển đổi giới tính hay không.
Tại Điều 36 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về quyền xác định lại giới tính. Theo đó, có thể nói cánh cửa cho phép việc chuyển đổi giới tính đã được mở; cho phép những người đã tiến hành chuyển giới trước đó đăng ký lại giới tính thật của mình. Và mở ra việc xây dựng dự thảo luật về việc chuyển đổi giới tính; cho phép những người có nhu cầu xác định lại giới tính thật có thể tiến hành theo quy định của pháp luật.
Nếu nam chuyển đổi giới tính, sau khi đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của pháp luật thì không bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ quân sự.