Mới đây, khi các địa phương trên toàn quốc gỡ bỏ quy định về giãn cách xã hội; xuất hiện tình trạng “quái xế” tụ tập đua xe gây rối trật tự trên địa bàn thành phố cùng nhiều tỉnh thành lại gia tăng. Đáng nói, các đối tượng đua xe bất chấp mùa dịch Covid-19 khiến dư luận bất an. Việc tổ chức đua xe không chỉ gây nguy hiểm cho chính bản thân các đối tượng; mà còn cả cho người tham gia giao thông. Vậy, Đua xe trái phép có thể bị xử phạt tù theo quy định của pháp luật không? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Đua xe trái phép là hành vi như thế nào?
Đua xe trái phép là hành vi điều khiển xe tham gia việc đua xe ô tô; xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ mà không được sự cho phép; của cơ quan có thẩm quyền. Đây là hành vi sử dụng phương tiện chạy quá tốc độ, không có bảo hộ đúng theo quy chuẩn, không có làn đường riêng, không được sự cho phép cơ quan có thẩm quyền.
Do đó, hành vi này không chỉ gây nguy hiểm cho chính người điều khiển mà còn ảnh hưởng, có tính nguy hiểm cao đối với người tham gia giao thông xung quanh hoặc tài sản gần đó.
Tình trạng đua xe trái phép đang diễn ra như thế nào?
Các cơ quan chức năng ghi nhận nhiều sự việc đua xe trên các địa bàn địa phương. Các đối tượng lên kế hoạch và tổ chức đua khi có thể. Phần lớn các đối tượng chủ chốt thường có nhiều chiêu thức; để tổ chức đua nhằm tránh sự theo dõi; truy xét của lực lượng công an. Trong số này có một “nhóm kín” thường tổ chức các cuộc đua; và cập nhật các buổi đua vào ban đêm. Tuy nhiên, chỉ sau vài giờ đăng tải trên mạng xã hội; thì các “quái xế mẹ” sẽ xóa hoàn toàn các thông tin được đăng tải; để tránh bị phát tán ra bên ngoài.
Những thành viên chủ chốt trực tiếp rảo quanh nhiều tuyến đường trước chừng 1 tiếng đồng hồ. Sau đó, nhóm này mới xác định được địa điểm và nhắn cho những “quái xế con” có mặt. Khi cuộc đua bắt đầu thì nhiều thành viên trong nhóm “quái xế”; có nhiệm vụ chặn đường, quay phim, cản địa… ;để các thành viên khác so kèo với tốc độ cao trên đường.
Phần lớn các cuộc đua xe hiện nay đều là tự phát; không có thông tin cụ thể, nếu có thì những thành viên chủ chốt trong các nhóm sẽ tự thay đổi. Nhiều “anh đại” trong các nhóm không sợ luật vì nếu bị bắt chỉ xử phạt hành chính. Những cuộc đua chỉ diễn ra từ 20-30 phút trên một đoạn đường. Sau đó, nhóm “quái xế” có thể giải tán hoặc di chuyển qua khu vực khác để đua tiếp.
Mức phạt đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép
Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định rất rõ về mức phạt đối với hành vi đua xe trái phép; cổ vũ đua xe trái phép.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép.
+ Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ôtô trái phép.
Ngoài việc bị phạt tiền; người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm; còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe và tịch thu phương tiện.
Đua xe trái phép có thể bị xử phạt tù theo quy định của pháp luật không?
Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017 đã quy định riêng tội danh; với người đua xe là tội đua xe trái phép. Tội này chỉ áp dụng với người đua xe có động cơ; không áp dụng với người đua xe đạp, xích lô, súc vật kéo.
Cụ thể, người nào đua trái phép xe ôtô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31 đến 60%.
- Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
Ngoài ra, tùy vào tình tiết vụ việc, hành vi đua xe trái phép sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án cao nhất là 15 năm tù.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Đua xe trái phép có thể bị xử phạt tù theo quy định của pháp luật không?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Đi xe bấm còi inh ỏi có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Đi xe vượt quá tốc độ cho phép bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Xử phạt hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
Theo Nghị định 100/2019, mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng
– Từ 05 – 10 km/h: Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng (trước đây bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng);
– Từ 10 – 20 km/h: Phạt tiền từ 600.000 đồng – 01 triệu đồng (trước đây bị phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng);
– Trên 20 km/h: Phạt tiền từ 04 – 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng (trước đây bị phạt từ 03 – 04 triệu đồng).