Hiện nay giá xăng đang gây chú ý trong dư luận; vì giá xăng tăng ảnh hưởng đến chi tiêu của các hộ gia đình phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày. Lợi dụng tiêu điểm về giá xăng tăng sự chú ý của đông đảo người dân; xuất hiện nhiều trường hợp đưa tin sai sự thật về giá xăng tăng trên mạng xã hội Facebook; nhằm gây sự chú ý; khiến cho nhiều người hoang moang về giá xăng tăng cao. Vậy theo quy định hiện nay; hành vi đưa tin sai sự thật về giá xăng tăng trên mạng xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay sau đây.
“Ngày 30/10, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Nghệ An cho biết; đơn vị vừa tiến hành xử phạt các đối tượng; có hành vi đưa tin sai sự thật lên mạng xã hội.
Trước đó, vào ngày 28/10, mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều tài khoản cá nhân đăng tải; chia sẻ bài viết liên quan đến việc giá xăng tăng với nội dung: “Chính thức: Giá xăng tăng lên 29.500 đồng/lít từ 15h chiều nay mức cao kỷ lục”; đây là thông tin có nội dung sai sự thật; gây tâm lý hoang mang trong quần chúng…
Ngay sau đó, Phòng An ninh mạng và phòng; chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức xác minh, làm rõ danh tính của những trường hợp vi phạm.Tính đến 15h ngày 29/10; đã làm việc với 3 trường hợp đăng tin sai sự thật liên quan đến việc giá xăng tăng cao.
Tại buổi làm việc, các trường hợp trên đã nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật của mình; tự giác gỡ bỏ bài đăng và cam kết không tái phạm. Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật“.
Căn cứ pháp lý
Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Đưa tin sai sự thật về giá xăng tăng trên mạng là hành vi vi phạm pháp luật
Cụ thể, tại điểm d, khoản 1, Điều 8 Luật An ninh mạng (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019); quy định hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng; như sau: “Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”.
Hành vi đưa tin sai sự thật về giá xăng tăng trên mạng gây hậu quả nghiêm trọng; khi mà hiện nay tình hình giá xăng trong nước đang được nhiều người quan tâm. Việc đưa tin sai sự thật về giá xăng tăng trên mạng không chỉ gây hoang mang cho cá nhân; mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các địa điểm bán xăng gây nhiễu loạn thị trường xăng dầu; ảnh hưởng đến cơ quan tổ chức liên quan đến xăng dầu.
Đưa tin sai sự thật về giá xăng tăng trên mạng xử phạt ra sao?
Mức phạt hành chính chính hành vi đưa tin sai sự thật về giá xăng tăng trên mạng
Ngày 15/4/2020 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính Phủ; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin và giao dịch điện tử chính thức hiệu lực thi hành.
Theo đó, Tại Điều 101 của Nghị định quy cụ thể; đối với những hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội như sau:
– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với các hành vi: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật , thông tin sai sự thật , xuyên tạc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật; hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp
Theo quy định trên trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức; thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Như vậy cá nhân cung cấp nội dung thông tin sai sự thật lên mạng xã hội (ví dụ như facebook,…); sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đưa tin sai sự thật về giá xăng tăng trên mạng
Nếu hành vi đưa tin sai sự thật về giá xăng tăng trên mạng vi phạm có tính chất, mức độ, hậu quả nghiêm trọng; thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định; tại Điều 288, 289 Bộ luật hình sự (BLHS) 2015.
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
…………”
Theo quy định tại Điều 288 BLHS 2015; hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính; mạng viễn thông; sẽ chịu mức phạt tối đa là một tỷ đồng hoặc phạt tù 7 năm tùy tính chất; mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-200 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.
Đưa tin sai sự thật về người khác trên mạng xử phạt ra sao?
Đưa tin sai sự thật về người khác, nếu tính chất sự việc không nghiêm trọng; chưa đến mức phải xử lý hình sự thì bà này; có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Mức phạt hành chính khi đưa tin sai sự thật về giá xăng tăng trên mạng; là phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng; đối với các hành vi cung cấp thông tin sai sự thật,vu khống; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Trong trường hợp cơ quan chức năng xác định việc đưa tin sai sự thật là nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân, người bị đưa tin sai sự thật có đơn đề nghị thì người đưa tin có thể bị xem xét khởi tố về tội “Vu khống” theo điều 156 Bộ luật hình sư 2015.
Vu khống là hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật; nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự; hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Tội này có 3 khung hình phạt, trong đó khung cao nhất lên đến 7 năm tù. Hình phạt bổ sung là người phạm tội; còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đồng đến 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lừa trả nợ qua Facebook bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?
- Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
- Hành vi hát karaoke như thế nào thì bị xử phạt theo quy định pháp luật?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đưa tin sai sự thật về giá xăng tăng trên mạng xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 thì đối tượng áp dụng bộ quy tắc gồm có:
– Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội;
– Tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội;
– Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam.
Điểm a Khoản 1 Điều 5Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 quy định độ tuổi của cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.