Hiện nay số lượng người dùng ứng dụng Facebook ngày càng nhiều, điều này đã khiến cho Facebook trở thành ứng dụng mạng xã hội lớn nhất hiện nay. Faceboook đã trở thành nơi để truyền tải các thông tin phổ biến. Tốc độ lan truyền thông tin trên ứng dựng này rất nhanh. Bên cạnh những thông tin chính thống, co độ tin cậy cao thì cũng tồn tại không ít những thông tin lừa đảo, sai sự thật. Vậy hành vi ” đưa thông tin sai sự thật trên Facebook sẽ bị xử lý như thế nào”. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay nhé.
Câu hỏi: Thưa luật sư, hôm trước có một người vừa tự ý lấy ảnh của tôi và đăng thông tin sau sự thật về tôi trên Faceboook. Hành vi này có vi phạm pháp luật không ạ. nếu có thì bị xử lý như thế nào ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Faceboook là gì?
Facebook là một trong những mạng xã hội hàng đầu thế giới hiện nay, là nơi kết nối tất cả mọi người lại với nhau trên toàn thế giới. Tương tự như mạng Internet, Facebook tạo ra một thế giới phẳng – nơi không còn khoảng cách địa lý cho phép tất cả người dùng đăng tải và chia sẻ trạng thái, thông tin cá nhân và tương tác với người khác.
Hiện nay, Facebook cung cấp một số tính năng chính như sau:
– Trò chuyện và tương tác với bạn bè mọi lúc mọi nói chỉ cần có thiết bị được kết nối Internet.
– Cập nhật, chia sẻ hình ảnh, video, thông tin, story (câu chuyện).
– Tìm kiếm bạn bè thông qua địa chỉ email, số điện thoại, tên người dùng hay thậm chí là thông qua bạn chung.
– Tận dụng làm nơi bán hàng online như: Tạo Fanpage để bán hàng, bán hàng trên trang cá nhân.
– Đa dạng game cho người dùng mặc sức giải trí, trải nghiệm.
– Khả năng tag (gắn thẻ) hình ảnh, nhận diện khuôn mặt thông minh.
– Cho phép tạo khảo sát/thăm dò ý kiến ngay trên tường cá nhân.
Nguồn gốc và lịch sử phát triển của Facebook
Facebook có nguồn gốc và lịch sử phát triển như sau:
Nguồn gốc
Facebook được sáng lập bởi Mark Zuckerberg – một sinh viên học khoa máy tính trường Đại học Harvard. Vào năm 2003, khi đang là sinh viên năm 2, Mark Zuckerberg đã viết Facemash (tiền thân của Facebook) – trang web này yêu cầu người dùng bình chọn ai là người “hot” (nóng bỏng) nhất bằng cách sử dụng 2 hình ghép kế bên nhau.
Để có thể lấy được các thông tin hình ảnh sử dụng để so sánh, Mark Zuckerberg đã tấn công vào hệ thống mạng của trường để lấy những hình ảnh của các sinh viên. Kết quả thật đáng ngạc nhiên, chỉ trong 4 giờ hoạt động, Facemash đã thu hút hơn 450 lượt truy cập cùng 22000 lượt xem hình ảnh.
Tuy nhiên thì việc làm này của Zuckerberg bị nhà quản trị mạng trường Harvard phát hiện và tất nhiên Mark Zuckerberg bị buộc tội về vi phạm an ninh, vi phạm bản quyền, vi phạm quyền riêng tư cá nhân và phải đối mặt với trục xuất, nhưng cuối cùng thì hình phạt cũng được bãi bỏ.
Ở học kỳ tiếp theo, vào ngày 04/02/2004, Mark Zuckerberg đã quyết định thành lập The Facebook, ban đầu được sử dụng là thefacebook.com. Sáu ngày khi trang web được đưa ra, Zuckerberg đã bị cáo buộc vì đã cố ý lừa 3 người tiền bối trường Harvard tin tưởng rằng sẽ giúp họ xây dựng một mạng xã hội được gọi là HarvardConnection.com, họ đệ đơn kiện Zuckerberg vì việc sử dụng ý tưởng của họ để xây dựng 1 sản phẩm cạnh tranh, sau đó tất cả đã được giải quyết ổn thoả bằng việc đền bù 1,2 triệu cổ phiếu (trị giá 300 triệu USD tại IPO của Facebook).
Facebook chính thức ra đời vào năm 2005, sau đó chữ the ở phía trước “TheFacebook” đã chính thức được bỏ đi, để lại tên “Facebook” như ngày nay.
Lịch sử phát triển
– Năm 2004: Ra mắt sản phẩm cho sinh viên Havard.
– Năm 2006 – 2008: Phát triển mảng quảng cáo và hoàn thiện trang profile cá nhân.
– Năm 2010: Phát triển Fanpage.
– Năm 2011: Ra mắt giao diện Timeline.
– Năm 2012: Mua lại Instagram và niêm yết lên sàn chứng khoán.
– Năm 2013: Cải thiện và nâng cao chức năng tìm kiếm Graph Search (công cụ tìm kiếm theo ngữ nghĩa).
– Năm 2014: Thâu tóm WhatsApp để chạy đua với thị trường ứng dụng chat, đồng thời cũng mua Oculus (thương hiệu chuyên sản xuất tai nge thực tế ảo) để phát triển thiết bị giả lập 3D, VR,…
– Năm 2015: Bổ sung tính năng Shop của Fanpage và đạt 1 tỷ người dùng hoạt động mỗi ngày.
– Năm 2016: Giới thiệu ứng dụng Messenger và trang thương mại điện tử tại một số thị trường trọng điểm.
– Năm 2016 – hiện tại: Phát triển không ngừng, theo gso.gov.vn, tính đến tháng 06/2020, tại Việt Nam đã có hơn 69 triệu tài khoản Facebook, chiếm 2/3 dân số Việt Nam.
Đưa thông tin sai sự thật trên Facebook sẽ bị xử lý như thế nào
Theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/1/2022), quy định “phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Đối với các hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân,… thì tùy vào hành vi khách quan, khách thể, chủ thể của hành vi phạm tội cũng như hậu quả do hành vi đó gây ra mà Bộ luật Hình sự 2015 điều chỉnh, quy định trong nhiều điều luật với các tội phạm cụ thể như:
Tội vu khống (Điều 156); Tội làm nhục người khác (Điều 155); Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159); Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân (Điều 331); Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước (Điều 337);
Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước (Điều 338); Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 361); Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 362)…
Khi có hành vi cụ thể xảy ra, dựa trên tính chất, mức độ và hậu quả, tác hại do hành vi đó gây ra, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Nghị định số 14/2022/NĐ-CP để đánh giá và có hình thức xử lý phù hợp.
Như vậy hành vi đăng thông tin sai sự thật trên facebook có thể bị xử lý hành chính và thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bịa đặt thông tin sai sự thật có phạm tội gì ?
Căn cứ theo Điều 156 “Tội vu khống” Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 được quy định cụ thể như sau:
Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên78;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Các yếu tố cấu thành “Tội vu khống” theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Mặt khách quan của tội phạm:
Về hành vi, có một trong ba dạng hành vi sau đây:
Hành vi thứ nhất: Có hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này thể hiện qua việc người phạm tội đã tự đặt ra và loan truyền những điều không đúng với sự thật và có nội dung xuyên tạc để xúc phạm đến danh dự của người khác hoặc để gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Người phạm tội thực hiện hành vi này có thể bằng cách nói trực tiếp hoặc thông qua các phương thức khác như qua phương tiện thông tin đại chúng, nhắn tin qua điện thoại di động…
Hành vi thứ hai: Có hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này được thể hiện qua việc người phạm tội tuy không đặt ra những điều không đúng sự thật về người khác và biết rõ điều đó là bịa đặt (việc biết rõ điều mình loan truyền là bịa đặt là dấu hiệu bắt buộc) nhưng vẫn loan truyền điều bịa đặt đó (như nói cho những người khác biết, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng…) cho người khác.
Hành vi thứ ba: Có hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Được thể hiện qua việc tự mình bịa ra rằng người khác có hành vi thực hiện Ịnột tội phạm nào đó và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước như: Công an, Viện kiểm sát… mặc dù thực tế người này không phải là người thực hiện những hành vi phạm tội đó.
Về hậu quả. Trong trường vì hành vi nêu trên dẫn đến gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì đây là dấu hiệu cơ bản cấu thành của tội này.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đưa thông tin sai sự thật trên Facebook sẽ bị xử lý như thế nào“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; Công ty tạm ngừng kinh doanh; đăng ký mã số thuế cá nhân; tuyên bố giải thể công ty; tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vi phạm bản quyền trong xuất bản
- Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực là gì?
- Quy định hồ sơ tuyển dụng viên chức như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Xử phạt hành chính
Tùy thuộc vào các vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến. Cụ thể:
Đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật; xuyên tạc về tình hình dịch COVID-19; hoặc cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt về tình hình dịch COVID-19, gây hoang mang trong Nhân dân; thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19 mà mình đã đăng tải.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo; thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19 gây dư luận xấu; thì bị xử lý về “tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).
Đồng thời, Luật An ninh mạng năm 2018 cũng nghiêm cấm hành vi đưa tin sai sự thật về dịch Covid-19; gây hoang mang trong nhân dân; gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước; hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Người có những hành vi trên gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội; sẽ bị xử lý hình sự. Cụ thể, sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật; nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự; hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm về tội vu khống.
Bôi nhọ danh dự là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, Người bị bôi nhọ danh dự có quyền làm đơn tố giác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Ngoài ra, việc gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác có thể tiến hành đòi bồi thường theo quy định tại BLDS.
Tùy vào mức độ vi phạm, mà hành vi sử dụng trái phép có thể phải chịu trách nhiệm dân sự, hành chính. Thậm chí là cả trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
Trách nhiệm hành chính
Điểm e, khoản 2 Điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản cũng quy định phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng với hành vi đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó.
Hay khoản 3 Điều 51 Nghị định 38/2021/NĐ-CP hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân trong quảng cáo mà không có sự đồng ý của người đó; có thể bị xử phạt với mức từ 20.000.000 – 40.000.000 đồng.
Như vậy, tùy vào việc hành vi xâm phạm được thực hiện ở đâu mà cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định mức xử phạt hành chính phù hợp.
Trách nhiệm dân sự
Điều 11 BLDS 2015 quy định, trong trường hợp phát hiện bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình, cá nhân đó có quyền:
+, Yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của mình chấm dứt hành vi vi phạm
+, Khởi kiện chủ thể có hành vi vi phạm yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường các thiệt hại về vật chất/tinh thần nếu có. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì chi phí gấp 10 lần mức lương cơ sở vùng.
+, Yêu cầu hoặc khởi kiện yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm trả thù lao cho việc sử dụng hình ảnh của cá nhân trong trường hợp nhằm mục đích thương mại.
Trách nhiệm hình sự
Nghiêm trọng hơn, nếu trường hợp bên sử dụng hình ảnh cá nhân khi chưa được sự đồng ý có thể còn đối mặt với việc bị xử lý hình sự nếu rơi vào điểm b khoản 1 Điều 288 về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính