Trẻ em vốn là đối tượng dễ bị tổn thương và cần phải được bảo vệ bởi tất cả mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội. Với vốn sống ít ỏi; cái nhìn đơn giản về cuộc sống khiến trẻ em là đối tượng dễ bị dụ dỗ lợi dụng để trục lợi hay làm những hành vi ghê tởm khác. Hành vi dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục đồng tính có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và mức phạt cao nhất có thể là tử hình đây chỉ là một trong số ít mức phạt được nhà nước quy định về các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục đồng tính” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định như sau:
“Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.”
Theo Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) người từ đủ 14 tuổi trở lên không sử dụng vũ lực, cưỡng ép hoặc bất kỳ hành vi nào có tính chất dụ dỗ nhưng có hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này.
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:
a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);
b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);
d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);
đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).”
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục với trẻ em
Tại Khoản 1 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:
“Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Đồng thời, theo giải thích của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP, hành vi quan hệ tình dục đồng giới là một dạng khác của hành vi quan hệ tình dục khác, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
“Điều 3. Về một số tình tiết định tội
2. Hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;
b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.”
Như vậy, theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) người từ đủ 14 tuổi trở lên dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục đồng giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này hoặc các tội danh khác có liên quan.
Người đủ 18 tuổi trở lên dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục đồng giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Ngoài ra, sự khác biệt giữa 2 tội Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nằm ở ý chí của người bị hiếp dâm, người giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người thực hiện hành vi phạm tội, cụ thể:
– Với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, người bị hiếp dâm ở trong tình trạng bị đe dọa dùng vũ lực hoặc cưỡng ép,… giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với người thực hiện hành vi phạm tội; trường hợp hiếp dâm người dưới 13 tuổi thì không phân biệt ý chí của người bị hiếp dâm là đồng thuận hay cưỡng ép, người thực hiện hành vi phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Với Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, người giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác có ý chí đồng thuận với người thực hiện hành vi phạm tội.
Mức hình phạt cao nhất đối với tội dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục đồng tính
– Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), mức hình phạt cao nhất đối với tội danh này có thể lên đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
“Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
đ) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Đối với 02 người trở lên;
h) Tái phạm nguy hiểm.”
– Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), mức hình phạt cao nhất đối với tội danh này có thể lên đến 15 năm.
“Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.”
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi trái tuyến làm như thế nào?
- Cơ quan nào thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi?
- Theo Luật trẻ em bóc lột trẻ em là hành vi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục đồng tính” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là bồi thường thu hồi đất, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, tư vấn đặt cọc đất, hoặc vấn đề khác như đua xe trái phép làm chết người… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 37 – Hiến pháp năm 2013 đã quy định rất rõ ràng, cụ thể:
“ Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.
Thứ nhất: Xử phạt hành chính
Căn cứ tại khoản 2 – Điều 27 – Nghị định số 144/2013/NĐ-CP, người thực hiện một trong số các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, cụ thể:
– Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em.
– Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em.
– Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
– Dùng các biện pháp trừng phạt để dạt trẻ em làm trẻ em tổnt hương, đau đớn về thể xác, tinh thần.
– Thường xuyên đe họa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.
Bên cạnh đó, có thể bị áp dụng một số biện pháp sau:
– Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm.
– Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm.
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Thứ hai: Truy cứu trách nhiệm hình sự
Bộ luật Hình sự năm 2015, căn cứ vào tính chất của từng sự việc ngược đãi, hành hạ trẻ em mà người phạm tội có có thể bị xử phạt với các tội khác nhau, ví dụ:
– Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sưc khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung hình phạt cao nhất của tội này là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp làm chết 02 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho đến 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
– Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
“ 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương có thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm haowjc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
[…] c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
[…] 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;”
– Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình:
“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”
– Điều 140. Tội hành hạ người khác:
“ 1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bj phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.”
Theo qui định của pháp luật, khi một người chưa đến tuổi thành niên (chưa được xem là có đủ năng lực hành vi dân sự) thì các giao dịch liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các em phải do “người giám hộ” (cha mẹ) các em thực hiện. ( Xin xem thêm về “năng lực hành vi dân sự” trong mục thuật ngữ pháp lý – trên website này)
Cụ thể, trong luật dân sự qui định người giám hộ của người chưa đủ mười lăm tuổi có nghĩa vụ “đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ”.
Đó là trong lĩnh vực dân sự, hành chính.
Trong lĩnh vực hình sự, hoặc có “hơi hám” của hình sự ( tức có dấu hiệu phạm tội – theo qui định trong pháp luật hình sự) như các trường hợp nêu trên, pháp luật còn qui định rõ ràng và chặt chẽ hơn nhiều. Cụ thể, Bộ luật tố tụng hình sự qui định các cơ quan chức năng chỉ có quyền bắt, tạm giữa, tạm giam người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi những người này có dấu hiệu “phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”.
Ngoài ra, việc bắt, tạm giữ, tạm giam nhất thiết phải thông báo về cho gia đình, người đại diện hợp pháp của các em “ngay sau khi bắt, tạm giữ” và “ khi lấy lời khai, hỏi cung những người này nhất thiết phải có mặt đại diện của gia đình.