Ngày nay, có lẽ không ai còn quá xa lạ với hoạt động đầu tư. Vậy thế nào là một dự án đầu tư; các đặc trưng cơ bản, cách phân loại dự án đầu tư là gì? Về vấn đề này, Luật sư X có nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào Luật Sư X. Tôi là Nguyễn Thị T. Thưa Luật sư, hiện tại tôi có một khoản vốn nhỏ. Bạn bè khuyên tôi nên dùng vốn để đầu tư. Nhưng tôi không biết đầu tư là gì, và đầu tư là như thế nào? Có những loại hình đầu tư nào? Mong nhận được câu trả lời từ phía Luật sư để tôi có thể lựa chọn loại hình đầu tư sao cho hiệu quả nhất. Cảm ơn Luật sư
Để biết thêm về dự án đầu tư, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật Sư X.
Khái niệm dự án đầu tư
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này, tùy thuộc vào cách hiểu, góc độ nhìn nhận. Cụ thể:
Dưới góc độ quy định của pháp luật, theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật đầu tư 2020:
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Nếu xét về mặt hình thức: Là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Xét về mặt nội dung: Là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
Nếu dựa trên góc độ quản lý dự án: Là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế, xã hội trong một thời gian dài.
Mời bạn đọc tham khảo: Quy trình và thủ tục lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam
Đặc trưng của dự án đầu tư
Dự án đầu tư thường có 03 đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, luôn có mục tiêu rõ ràng: Có thể là những lợi ích về mặt kinh tế – xã hội, tài chính. Chúng luôn được thể hiện rõ ràng trong đề xuất dự án đầu tư.
Thứ hai, có thời gian tồn tại hữu hạn. Một dự án đầu tư được ấn định trong một khoảng thời gian thực hiện cụ thể.
Thứ ba, có sự tham gia của nhiều bên như: Nhà đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, nhà tài trợ dự án.
Phân loại dự án đầu tư
Phân loại dự án đầu tư theo nguồn vốn đầu tư:
Dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công
Là dự án đầu tư sử dụng một trong những nguồn vốn sau:
- Vốn ngân sách nhà nước
- Vốn trái phiếu chính phủ
- Vốn công trái quốc gia
- Vốn trái phiếu chính quyền địa phương
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
- Vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
- Vốn từ nguồn thu để lại đầu tư nhưng chưa đưa vào ngân sách nhà nước
- Vốn vay khác của ngân sách địa phương
Dự án đầu tư bằng nguồn vốn khác
- Vốn vay thương mại
- Vốn liên doanh liên kết
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Vốn huy động trên các thị trường tài chính (trong nước, quốc tế)
- Vốn tư nhân
Phân loại dự án đầu tư theo mức độ quan trọng và quy mô của dự án
Theo tiêu chí này thì dự án đầu tư bao gồm 4 nhóm dự án:
- Dự án quan trọng quốc gia: Là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau.
- Dự án nhóm A
- Dự án nhóm B
- Dự án nhóm C
Mời bạn đọc tham khảo thêm: Phân loại các dự án nhóm A B C.
Phân loại dự án đầu tư theo tính chất đầu tư
- Dự án đầu tư có cấu phần xây dựng. Là những dự án đầu tư như xây dựng mới; cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng,…
- Dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng. Là những dự án đầu tư như dự án mua tài sản; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị máy móc,…
Phân loại dự án đầu tư theo lĩnh vực đầu tư
- Dự án đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải.
- Dự án đầu tư vào lĩnh vực nông-lâm-ngư-diêm nghiệp
- Dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp
- Dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng
Phân loại dự án đầu tư theo vùng lãnh thổ
Căn cứ vào địa điểm thực hiện dự án, dự án có thể được phân chia theo:
- Theo tỉnh, thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…
- Theo vùng lãnh thổ: Vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long,…
Câu hỏi thường gặp
Nguồn lực của dự án đầu tư bao gồm các nguồn lực vật chất, tài chính, nguồn nhân lực để thực hiện dự án.
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.
Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
• Sử dụng vốn đầu tư công từ 10,000 tỷ đồng trở lên;
• Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường;
• Sự dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai cụ trở lên với quy mô tư 500 héc ta trở lên;
• Di dân tái định cư từ 20,000 người trở lên ở miền núi, từ 50,000 trở lên ở các vùng miền khác;
• Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặt biệt cần được quốc hội quyết định.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về khái niệm, đặc điểm và phân loại dự án đầu tư. Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102