Chào Luật sư. Mấy ngày nay trên mạng xã hội lan truyền clip chiếc xế hộp bị thêu trụi. Theo như thông tin tôi đọc được, K.MT. (37 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) nghĩ vợ mình có quan hệ tình cảm với cấp trên nên ghen tuông. Ngày 13/10/2021, ông ta đem xăng đến đường D4 (phường Phú Thuận, quận 7) đốt ôtô của người đàn ông nói trên. Ngọn lửa đã thiêu rụi hai chiếc xế hộp. Thiệt hại ước tính khoảng 2 tỷ đồng. Vậy hành vi Đốt xe ôtô người khác vì ghen tuông bị xử lý như thế nào? Xin nhận được giải đáp từ phía Luật sư. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu tài sản của mọi công dân. Những hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác; hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi của người đàn ông trong vụ việc trên là rất manh động; có động cơ đê hèn khi vì ghen tuông mà hủy hoại tài sản của người khác. Hành vi này có thể bị xử lý với tội danh Huỷ hoại tài sản. Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Hành vi huỷ hoại tài sản là gì?
Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Tài sản có thể thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức, Nhà nước hoặc của toàn dân. Mỗi tài sản đều có giá trị sử dụng nhất định, có ý nghĩa cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, một số người lại có hành vi đập phá, hủy hoại tài sản của người khác để thỏa mãn sự bực tức, nhằm thu lợi hoặc vì những lý do cá nhân khác. Theo cách hiểu thông thường hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi làm cho tài sản bị mất giá trị sử dụng hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản
Hủy hoại tài sản là cố ý làm cho tài sản của người khác mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được.
Hành vi này có thể gây hậu quả nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Các yếu tố cấu thành tội huỷ hoại tài sản
Chủ thể của tội phạm
Người thực hiện hành vi phải có năng lực trách nhiệm hình sự;
Người thực hiện hành vi có đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là quan hệ sở hữu.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Hành vi được thực hiện với lỗi cố ý nhằm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
Hành vi đốt cửa hàng của chủ nợ bị xử lý như thế nào?
Hành vi đốt cửa hàng của chủ nợ bị xử lý theo điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Khung 1
Cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng:
Cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Tài sản là di vật; cổ vật
Khung 2
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Người phạm tội có thể bị
- Có tổ chức;
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tài sản là bảo vật quốc gia;
- Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
- Để che giấu tội phạm khác;
- Vì lý do công vụ của người bị hại;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 4
Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm khi:
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị :
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
- Cấm làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Xử phạt hành chính
Căn cứ theo điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trường hợp hành vi hủy hoại tài sản của người khác chưa đủ yếu tố để cấu thành tội hình sự; thì người có hành vi này có thể bị xử phạt:
- Phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác.
- Trường hợp là người nước ngoài vi phạm thì có thể bị áp dụng biện pháp trục xuất tùy theo mức độ vi phạm của người đó.
Trách nhiệm bồi thường dân sự
Căn cứ theo điều 589 Bộ luật dân sự 2015, hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác sẽ phải bồi thường như sau:
- Đền bù lại tài sản cùng loại với tài sản đã bị làm hủy hoại hoặc hư hỏng.
- Đền bù phần lợi ích chính đáng gắn với việc sử dụng; khai thác bị mất hoặc bị giảm sút khi tài sản bị hủy hoại; hỏng hóc.
- Đền bù chi phí mà bên bị hại phải bỏ ra để ngăn chặn; khắc phục thiệt hại.
- Các chi phí đền bù với những thiệt hại thực tế khác.
Giải quyết vấn đề
Đốt xe của người khác là hành vi huỷ hoại tài sản. Đây là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự tùy vào tính chất; mức độ; hành vi của người thực hiện ra sao. Hành vi này cs thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm. Ngoài ra còn phải bồi thường thường thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản bị thiệt hại.
Mời bạn xem thêm
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị đi tù mấy năm?
- Hành vi hủy hoại tài sản trong khi đi đòi nợ bị xử lý như thế nào?
- Người giúp việc trộm tiền của chủ nhà bị xử lý như thế nào?
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề Đốt xe ôtô người khác vì ghen tuông bị xử lý như thế nào? Mọi thắc mắc, câu hỏi mới của bạn có thể tìm tới Luật sư X để được giải đáp cụ thể, chi tiết hơn. Vui lòng liên hệ theo số hotline: 0833.102.102 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Theo nghị định 67/2015/NĐ-CP :
“Phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”
Động cơ đê hèn hiện nay theo quy định của pháp luật thì đây được quy định là một tình tiết tăng năng trong quá trình phạm tội và để cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn khung hình phạt phù hợp với hành vi phạm tội. Theo đó, động cơ đê hèn được hiểu là động cơ để thúc đẩy ý chí phạm tội của người thực hiện hành vi. Tuy nhiên, động cơ này mang tính chất hèn hạ về đê tiện của cá nhân phạm tội.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.