Xin chào Luật sư. Tôi hiện có thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật về việc sử dụng pháo, mong được Luật sư hỗ trợ. Cụ thể là tôi và một vài người bạn muốn mua pháo sáng để sử dụng do thấy loại pháo này đẹp nên muốn mua về để chiêm ngưỡng, tuy nhiên thắc mắc rằng việc thực hiện đốt pháo sáng có bị phạt không? Nếu có sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hay sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Có thể thấy rằng hiện nay việc sử dụng pháo diễn ra đã không còn quá xa lạ, tuy nhiên đây là loại sản phẩm khi sử dụng phải tuân thủ quy định pháp luật. Với thắc mắc của bạn, bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Có được đốt pháo sáng không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì: “1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa”. Như vậy, pháo là sản phẩm được sản xuất theo một tiêu chuẩn nhất định có chứa thuốc pháo, khi sử dụng có màu sắc ánh sáng có thể gây ra tiếng nổ hoặc không.
Về việc sử dụng pháo hoa tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định: “1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa”.
Như vậy, theo quy định về việc đốt pháo thì cơ quan tổ chức cá nhân chỉ được phép đốt pháo hoa trong các ngày lễ, tết…Trong đó, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ còn pháo sáng là loại pháo phát ra ánh sáng và có tiếng nên sẽ không được sử dụng.
Đốt pháo sáng có bị phạt không?
Căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức xử phạt hành chính đối với hành vi đốt pháo trái phép là từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ (điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Ngoài ra, một số mức phạt về các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng pháo được quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ đối với hành vi lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng.
– Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo;
+ Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo;
+ Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại pháo;
+ Mất giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo;
+ Không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo;
+ Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
+ Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo.
– Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với hành vi trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép.
– Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;
+ Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng pháo dưới mọi hình thức.
– Phạt tiền từ 20.000.000đ đến 40.000.000đ đối với hành vi mang trái phép pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng pháo nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì: “a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ”;
Theo đó, đối với hành vi tàng trữ pháo nổ được quy định tại điểm d Khoản 4 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại điểm a Khoản 8 Điều 10 Nghị định này đó là bị tịch thu tang vật (pháo nổ).
Đốt pháo sáng có bị đi tù hay không?
Trường hợp đốt pháo sáng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:
“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Như vậy, hành vi đốt pháo sáng là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt với mức phạt đến 2 triệu đồng và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù lên đến 07 năm tù giam.
Trường hợp nào được sử dụng pháo vào dịp Tết?
Theo quy định tại tại Điều 5 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP, các loại pháo sau đây được phép sử dụng:
“Điều 5. Các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng
1. Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
2. Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.
3. Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.
4. Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.”
Việc sử dụng các loại pháo hoa trên phải tuân thủ quy định về xin cấp phép cũng như phải tuân thủ quy định về thời lượng bán pháo hoa, tầm bắn, số điểm bắn và thời gian bắn, cụ thể như sau:
“Điều 8. Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa
1. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 7 của Nghị định này do các tổ chức, địa phương tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 7 của Nghị định này và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 7 của Nghị định này hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa, phải đề nghị bằng văn bản với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước 45 ngày. Nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cho phép bắn pháo hoa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.”
Ngoài ra, với trường hợp dịp Tết nguyên đán, việc tổ chức bắn pháo hoa phải tuân thủ quy định tại Điều 7 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP:
“Điều 7. Tổ chức bắn pháo hoa
Việc tổ chức bắn pháo hoa được tiến hành trong các trường hợp sau:
1. Tết Nguyên đán
a. Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút ở Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên Huế;
b. Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút ở các tỉnh còn lại;
c. Thời điểm bắn pháo hoa vào lúc giao thừa.”
Mời bạn xem thêm bài viết:
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Năm 2023 thực hiện đốt pháo sáng có bị phạt không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tìm hiểu về tư vấn pháp lý về chi phí đổi tên giấy khai sinh hiện nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
1) Tạo hiệu ứng cho sân khấu ca nhạc, khai mạc, khai trương…
2) Sử dụng múa lân sư rồng
3) Tạo không gian lãng mạn cho các buổi tiệc
Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ
Thành phần hóa học của pháo sáng gồm 3 hợp phần là chất oxy hóa mạnh (kali nitrat, kali clorat, kali peclorat…), chất cháy (bột than mịn, lưu huỳnh, parafin nhựa đường…) và chất tạo màu. Ngoài ra còn có phụ gia như canxi carbonat, vaselin, bột shellac màu. Nhiệt độ của pháo sáng từ 1.200 đến 3.000 độ C, dễ gây cháy và bắt cháy, khối lượng tập trung từ 50 gam là có thể gây nổ.