Xin chào Luật sư X. Tôi có thắc mắc như sau, mong được Luật sư giải đáp: Đóng bảo hiểm xã hội 1 năm có rút được không? Nếu có, mức hưởng và thủ tục hưởng sẽ như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Đóng bảo hiểm xã hội 1 năm có rút được không?
Theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia BHXH được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần khi có yêu cầu và thuộc một trong những trường hợp:
– Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
Riêng lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
– Ra nước ngoài để định cư.
– Đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV/AIDS…
– Sĩ quan, hạ sĩ quan công an, bộ đội, chiến sĩ, học viên, người làm công tác cơ yếu… khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
– Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục tham gia mà chưa đủ 20 năm đóng (Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13).
Có thể thấy, nếu xét theo tình hình chung của người lao động hiện nay thì điều kiện để được nhận BHXH một lần tương đối dễ dàng. Chính vì vậy mà số lượng người đăng ký nhận bảo hiểm xã hội 1 lần trong những năm qua ngày càng gia tăng.
Rút tiền bảo hiểm xã hội cần những giấy tờ gì?
Hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần gồm:
- Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần (theo mẫu 14-HSB);
- Sổ bảo hiểm xã hội bản gốc;
- Giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân);
- Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú KT3;
- Một số giấy tờ khác tùy theo từng trường hợp hưởng.
– Đối với người ra nước ngoài để định cư: Ngoài các giấy tờ trên thì phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
- Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
- Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
- Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
– Đối với người bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng:
Người mắc ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS thì có thêm Trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được;
Nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa thể hiện tình trạng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự phục vụ được.
Đối với trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.
– Đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ bảo hiểm xã hội không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực: Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực theo mẫu số 04B-HBKV (ban hành kèm theo Thông tư số 181/2016/TT-BQP).
Mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng dưới 1 năm là bao nhiêu?
Mức hưởng BHXH 1 lần cho những người đóng bảo hiểm dưới 01 năm hiện được tính theo công thức sau:
* Trường hợp tham gia BHXH bắt buộc:
Căn cứ Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng BHXH bắt buộc được tính như sau:
Mức hưởng BHXH 1 lần | = | 22% | x | Tổng các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH |
Trong đó:
– Mức hưởng tối đa = 02 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
– Tiền lương tháng đóng BHXH đã được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ.
* Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện:
Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng BHXH tự nguyện được tính như sau:
Mức hưởng BHXH 1 lần | = | 22% | x | Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH | – | Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (*) |
Trong đó:
– Mức hưởng tối đa = 02 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
– Mức thu nhập tháng đóng BHXH đã được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng.
– (*) Trường hợp mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng không bị trừ số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện.
– Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (áp dụng từ ngày 01/01/2018) được tính theo công thức sau
Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng i | = | 0,22 | x | Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i | x | 30% (hộ nghèo) hoặc 25% (hộ cận nghèo) hoặc 10% (đối tượng khác) |
Có thể bạn quan tâm
- Chi phí cấp lại sổ bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
- Lấy lại mật khẩu Bảo hiểm xã hội bằng số điện thoại như thế nào?
- Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Đóng bảo hiểm xã hội 1 năm có rút được không?”. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục trích lục khai tử online, thủ tục thành lập công ty hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
– 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
– Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Với những người đã rút BHXH 1 lần thì vẫn có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội theo 02 cách dưới đây:
Cách 1. Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, các đối tượng thuộc Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nếu chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu thì người lao động nên tiếp tục làm việc để tham gia BHXH tại cơ quan, đơn vị nơi mình làm việc.
Cách 2. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trường hợp không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thì người lao động có thể lựa chọn đóng BHXH tự nguyện với mức đóng do chính mình lựa chọn và phương thức đóng đa dạng (hàng tháng, hàng năm hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần).