Sau khi sinh con, sức khỏe của người mẹ bị ảnh hưởng rất nhiều. Điều đó làm cho người lao động nữ không còn đủ sức để tiếp tục làm công việc trước khi sinh con được nữa. Vậy trường hợp người lao động muốn nghỉ việc sau thai sản thì Mẫu đơn xin nghỉ việc sau thai sản năm 2022 như thế nào? Cách viết đơn xin nghỉ việc sau thai sản năm 2022 ra sao? Làm đơn xin nghỉ việc sau thai sản có được hưởng chế độ gì không? Làm đơn xin nghỉ việc sau thai sản có được hưởng tiền dưỡng sức không? Thời hạn làm đơn xin nghỉ việc sau thai sản là bao lâu? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thời hạn làm đơn xin nghỉ việc sau thai sản là bao lâu?
Căn cứ điểm b, điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 về thời gian báo trước của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này
…”
Vì vậy, trong thời gian nghỉ thai sản bạn có quyền viết đơn xin nghỉ việc đến khách sạn nơi bạn đang làm việc, nhưng đơn này phải viết và gửi trước ít nhất theo khoảng thời hạn 30 ngày hoặc 45 ngày tùy từng loại hợp đồng lao động. Khi đã gửi đơn thông báo trước cho khách sạn đủ thời hạn theo luật định thì bạn không được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật và không bị bồi thường hợp đồng lao động.
Làm đơn xin nghỉ việc sau thai sản có được hưởng chế độ gì không?
Trước hết phải căn cứ vào các điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc. Khoản 1 điều 48 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
“Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”.
Theo đó, người lao động hoàn toản có thể được hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc ngay sau thời gian thai sản nếu người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên và đáp ứng 1 trong các điều kiện mà pháp luật đã quy định tại Điều 36 và Điều 48 Bộ luật Lao động nói trên.
Người lao động cũng cần lưu ý về cách xác định thời gian tính trợ cấp thôi việc. Cụ thể, theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP thì “Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có). Trong đó:
a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội…”.
Thêm vào đó, thời gian mà người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp mà sẽ được tính vào thời gian làm việc thực tế cho doanh nghiệp để được tính vào trợ cấp thôi việc (Theo quy định tại khoản 6 điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Vì vậy, nếu đáp ứng đủ về mặt thời gian làm việc và điều kiện nghỉ việc ngay sau khi nghỉ thai sản thì người lao động có thể được nhận trợ cấp thôi việc.
Mẫu đơn xin nghỉ việc sau thai sản năm 2022
Sau đây là mẫu đơn xin nghỉ việc sau thai sản, người lao động thực hiện điền đầy đủ thông tin và nộp tại Doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động theo đúng quy định.
Cách viết đơn xin nghỉ việc sau thai sản năm 2022
Khi viết đơn xin nghỉ việc người lao động lưu ý trình bày các nội dung theo thứ tự sau:
Phần mở đầu:
Đầu tiên Đơn xin nghỉ việc cần có Quốc hiệu và tiêu ngữ:
- Quốc hiệu ghi trên văn bản: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm.
- Tiêu ngữ: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được viết bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối ngắn và có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ
Tiếp đến bên dưới là tên của loại đơn hành chính viết “ ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC” được viết dưới dạng chữ in hoa, cỡ chữ lớn.
Phần giữa của đơn xin nghỉ việc:
Phần giữa là phần nội dung của đơn xin nghỉ việc. Khi viết nội dung của đơn xin nghỉ việc cần trình bày đầy đủ các nội dung theo thứ tự sau:
(1) Nơi/người nhận đơn: ghi “Kính gửi…” ghi tên nơi nhận đơn hoặc người nhận đơn là các bộ phận/người có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết đơn xin nghỉ việc.
Ví dụ:
- Kính gửi: Công ty cổ phần ABC
- Kính gửi: Ban giám đốc công ty cổ phần ABC/ Phòng nhân sự/ Trưởng phòng kinh doanh.
(2) Thông tin về bản thân: ghi “Tên tôi là… tuổi… chức vụ… bộ phận…. số CMND/CCCD, nơi ở…”. Tùy thuộc theo yêu cầu từng đơn vị mà ghi mức độ chi tiết về thông tin;
(3) Trình bày nguyện vọng xin nghỉ việc và ghi rõ lý do xin nghỉ việc ngắn gọn;
(4) Ghi rõ thời gian bàn giao công việc và thời gian mong muốn được nghỉ việc;
(5) Ghi bàn giao công việc cho ai/ làm chức vụ gì;
(6) Ghi rõ nội dung các công việc được bàn giao;
(7) Lời cam kết về thông tin đã ghi trên là sự thật và được thực hiện;
(8) Lời cảm ơn và mong muốn đạt được nguyện vọng.
Tùy vào tình hình thực tế, nội dung hoặc thứ tự các nội dung của đơn xin nghỉ việc có thể có sự thay đổi. Tuy nhiên, phần thời gian xin nghỉ, lý do xin nghỉ thì bắt buộc phải có và phải được ghi chính xác.
Phần kết:
Sau khi trình bày xong nội dung đơn xin nghỉ việc cần có ký tên, ghi rõ họ tên của người làm đơn, bộ phận phê duyệt, các bộ phận liên đới chịu trách nhiệm nếu có.
Làm đơn xin nghỉ việc sau thai sản có được hưởng tiền dưỡng sức không?
Lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau: Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày;
Lưu ý: Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Theo đó, thời điểm nghỉ dưỡng sức, phục hồi sau sinh là trong khoảng 30 ngày kể từ ngày người lao động quay trở lại công ty để làm việc. Điều đó có nghĩa là nếu sau khi sinh, người lao động không quay trở lại làm việc thì không có căn cứ để người lao động được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.
Vì vậy, sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản mà bạn không quay trở lại làm việc thì bạn không đủ điều kiện để được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Đơn xin nghỉ việc sau thai sản”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thủ tục tạm ngừng kinh doanh, đăng ký giấy phép doanh nghiệp, mẫu giấy thành lập công ty, giải thể doanh nghiệp, mẫu tạm ngừng kinh doanh… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì sẽ được bảo hiểm xã hội chi trả tùy theo từng trường hợp. Trừ trường hợp mà người lao động nữ đi làm lại trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản sau khi đã nghỉ từ 4 tháng trở lên mà được phía người sử dung lao động đồng ý, thì lao động nữ vẫn được hưởng số tiền chi trả thai sản và cả khoản lương làm việc.
Hiện tại, pháp luật chưa có quy định nào về việc người lao động phải nộp đơn xin nghỉ trước ngày nghỉ thai sản bao nhiêu ngày cụ thể.
Vì thế, việc nghỉ phép phải làm đơn trước bao nhiêu ngày phụ thuộc hoàn toàn là nội quy của từng đơn vị. Tuy nhiên, để bảo đảm công việc được thuận lợi, nên nộp đơn trước khi đến thời gian dự kiến nghỉ sinh con khoảng 30 – 45 ngày.
Căn cứ Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, trợ cấp thôi việc được chi trả cho người lao động khi đảm bảo các điều kiện:
– Khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động vì một trong các căn cứ:+ Hết hạn hợp đồng lao động;
+ Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
+ Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật (không vi phạm thời gian báo trước);
– Người lao động đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên;- Ngoài ra, người sử dụng lao động không phải chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động nếu: Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định hoặc người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở theo quy định;
Như vậy, theo căn cứ trên, bạn có thể hưởng trợ cấp thôi việc nếu nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn mà vẫn đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.