Kết hôn là việc nam nữ quyết định gắn bó với nhau dưới cùng một mái nhà, chung sống lâu dài với nhau sau khi trải qua quãng thời gian tìm hiểu nhau. Về mặt pháp lý, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các điều kiện kết hôn và thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Khi kết hôn, làm đám cưới thì bạn cần phải nghỉ làm tại cơ quan, công ty một vài ngày. Mời bạn xem trước tải xuống mẫu đơn xin nghỉ phép đám cưới của giáo viên tại bài viết dưới đây của Luật sư X. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Đơn xin nghỉ phép kết hôn, nghỉ phép làm đám cưới là gì?
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các điều kiện kết hôn và thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì nam nữ muốn kết hôn phải đáp ứng những điều kiện sau:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn (tảo hôn, lừa đối, đe dọa, cưỡng ép kết hôn).
Khi đáp ứng đủ điều kiện và có nguyện vọng muốn kết hôn thì bạn có thể làm đơn xin nghỉ phép kết hôn, nghỉ phép làm đám cưới.
Theo đó, đơn xin nghỉ phép kết hôn, nghỉ phép làm đám cưới là văn bản do người đang công tác tại cơ quan, công ty có nhu cầu tổ chức kết hôn, đám cưới lập ra nhằm mục đích cơ quan, công ty xem xét cho họ được nghỉ một Khoảng thời gian để chuẩn bị, tổ chức kết hôn, đám cưới.
Đơn xin nghỉ phép kết hôn, nghỉ phép làm đám cưới để làm gì?
Đơn xin nghỉ phép kết hôn, nghỉ phép làm đám cưới được lập ra nhằm để cơ quan, công ty xem xét cho người lao động được nghỉ một Khoảng thời gian để chuẩn bị, tổ chức kết hôn, đám cưới, là cơ sở để cơ quan, công ty, người sử dụng lao động áp dụng các chế độ nghỉ đối với người lao động.
Đơn xin nghỉ phép đám cưới của giáo viên.
Hướng dẫn soạn thảo đơn xin nghỉ phép kết hôn, nghỉ phép làm đám cưới.
– Người làm đơn cần điền đầy đủ thông tin của mình: họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, số điện thoại liên hệ khi cần, đơn vị mà mình đang công tác, chức vụ hiện tại.
– Người làm đơn ghi rõ Khoản thời gian muốn xin nghỉ phép kết hôn, nghỉ phép làm đám cưới, lý do xin phép là tổ chức đám cưới (có thể ghi rõ tổ chức đám cưới với ai), nơi nghỉ phép (ghi địa chỉ cụ thể nơi bạn sẽ tổ chức kết hôn, đám cưới). Trường hợp bạn muốn được hưởng nguyên lương khi nghỉ thì bạn chỉ được phép xin nghỉ 3 ngày, trừ trường hợp bạn có thể thỏa thuận với cấp trên về vấn đề này.
– Để cấp trên có thể xét duyệt việc xin phép của bạn, bạn có thể ghi thêm bạn đã bàn giao đầy đủ công việc của mình cho một người cụ thể trong công ty, cơ quan nơi bạn làm việc và đảm bảo người đó sẽ thực hiện, hoàn thành công việc đảm bảo đúng tiến độ theo như những quy định của công ty, cơ quan.
Chế độ nghỉ việc để tổ chức kết hôn, đám cưới.
Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật lao động 2019 và Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động quy định về Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:
“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”.
Theo đó, Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động khi kết hôn được nghỉ 03 ngày và được hưởng nguyên lương. Bộ luật lao động quy định rõ người lao động khi kết hôn chứ không quy định người lao động làm bao nhiêu lâu, học việc hay thử việc thì mới được nghỉ hay nghỉ bao nhiêu ngày.
Theo quy định trên, ngày nghỉ kết hôn là bạn được nghỉ 03 ngày mà vẫn hưởng lương. Tức bạn sẽ được nghỉ 03 ngày rơi vào ngày làm việc theo nội quy của công ty. Còn ngày nghỉ hàng tuần sẽ không tính vào 03 ngày nghỉ có hưởng lương này.
Tiền lương làm căn cứ để trả trong thời gian nghỉ việc để kết hôn, tổ chức đám cưới có hưởng lương khi kết hôn là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày bạn nghỉ việc riêng có hưởng lương.
Trường hợp người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ để tổ chức kết hôn, đám cưới
Trường hợp người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ cưới theo quy định nêu trên, người sử dụng lao động có thể bị phạt theo Nghị định 28/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
“Điều 17. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định;
b) Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định;
c) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật Lao động hoặc quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Tuy vậy, trên thực tế, người lao động luôn cần nhiều hơn 03 ngày để chuẩn bị tổ chức lễ cưới, cũng như tổ chức lễ ăn hỏi trước đó hay đi tuần trăng mật sau đó. Đặc biệt là trong trường hợp người lao động xa quê và phải về quê tổ chức lễ cưới, thời gian cả đi và về chiếm mất nhiều thời gian của 03 ngày nghỉ cưới. Lúc này, người lao động có thể:
– Thỏa thuận với người sử dụng lao động để có thêm ngày nghỉ, có hưởng lương hoặc không hưởng lương.
– Kết hợp với số ngày nghỉ phép năm chưa dùng hết cùng với nghỉ cưới để được nghỉ dài hơn.
– Tổ chức ngày cưới vào dịp cuối tuần hoặc dịp lễ, tết để kết hợp ngày nghỉ cưới và ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, tết.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình
- Phải đổi hộ chiếu trước khi hết hạn bao lâu?
- Làm lại hộ chiếu mất bao nhiêu tiền?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đơn xin nghỉ phép đám cưới của giáo viên mới năm 2022″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục tạm dừng công ty, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Nghỉ hằng năm là khoảng thời gian người lao động được quyền nghỉ ngơi, ngoài các loại thời gian nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ tết, nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương, khi làm việc cho đơn vị sử dụng lao động, được tính theo năm
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 153/2017/TT-BQP. Thời gian đi đường không tính vào số ngày được hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 153/2017/TT-BQP.
1. Sĩ quan phải đăng ký thời điểm, thời gian và nơi nghỉ với cơ quan cán bộ (trợ lý chính trị đối với đơn vị không có cơ quan cán bộ) để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết và quản lý theo quy định.
2. Trong thời gian nghỉ phép sĩ quan có trách nhiệm đăng ký với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi nghỉ phép.