Chào Luật sư. Tôi là Nguyễn Ánh Nguyệt, hiện tại tôi đang có nhu cầu tìm hiểu về các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quảng cáo tại Việt Nam. Tôi có ý định quảng cáo cho sản phẩm tôi đang kinh doanh là rượu. Tuy nhiện bạn tôi có nói với tôi rằng để quảng cáo rượu thì cần phải xin thẩm định rượu tại cơ quan có thẩm quyền. Tôi không rõ vấn đề này nên cho tôi hỏi một số vấn đề như sau. Hiện nay pháp luật quy định các trường hợp nào cần phải thẩm định sản phẩm quảng cáo? Quy trình thẩm định đối với sản phẩm quảng cáo được thực hiện như thế nào? Cách viết đơn đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo ra sao? Mong được Luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Để trả lời cho câu hỏi của bạn. Mời bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết liên quan đến: “Đơn đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo “dưới đây. Hy vọng bài viết hữu ích đến quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)
- Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng sử dụng và quản lý công chức
Các trường hợp nào cần thẩm định sản phẩm quảng cáo?
Điều 3 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTD quy định:
Điều 3. Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo
- Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo tiến hành thẩm định sản phẩm quảng cáo theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm quảng cáo có nội dung liên quan đến quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật quảng cáo;
b) Sản phẩm quảng cáo bị người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo từ chối thực hiện do không đảm bảo về tính hợp pháp của sản phẩm quảng cáo;
c) Có ý kiến khác nhau về nội dung sản phẩm quảng cáo giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo không thẩm định các sản phẩm quảng cáo chỉ thể hiện lô-gô, biểu tượng, nhãn hiệu, thương hiệu của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
Như vậy, các trường hợp phải thẩm định sản phẩm quảng cáo bao gồm:
- Sản phẩm quảng cáo có nội dung liên quan đến các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo, các hành vi cấm quảng cáo.
Điều 7. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Thuốc lá.
- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
- Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
- Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Quy trình thẩm định đối với sản phẩm quảng cáo được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL thì quy trình thẩm định sản phẩm quản cáo được thực hiện như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân gửi yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo trực tiếp đến Cục Văn hóa cơ sở hoặc qua đường bưu điện.
(2) Sau khi nhận được yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo của tổ chức, cá nhân, Cục Văn hóa cơ sở trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập Hội đồng, gửi tóm tắt yêu cầu cần thẩm định và giấy mời họp đến các thành viên Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo ít nhất 02 (hai) ngày trước ngày diễn ra phiên họp.
(3) Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo tiến hành họp để thẩm định theo quy trình sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng trình bày tóm tắt nội dung yêu cầu cần thẩm định;
- Các ủy viên của Hội đồng đưa ra nhận xét, đánh giá; Hội đồng thảo luận để thống nhất ý kiến nhận xét, đánh giá;
- Thành viên Hội đồng biểu quyết; Chủ tịch Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo quyết định theo đa số về sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật về quảng cáo;
- Ủy viên thư ký lập biên bản phiên họp;
- Hội đồng thông qua biên bản phiên họp, Chủ tịch và Ủy viên thư ký Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo ký vào biên bản đã được thông qua.
(4) Căn cứ vào kết quả thẩm định, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở có văn bản gửi tổ chức, cá nhân trong đó nêu rõ sản phẩm quảng cáo phù hợp hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo.
(5) Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo, Cục Văn hóa cơ sở phải gửi văn bản thẩm định sản phẩm quảng cáo cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu thẩm định.
Đơn đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo được thực hiện như thế nào?
Theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL có quy định mẫu đơn đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo
Tải Mẫu đơn đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Đối tượng được hưởng thừa kế thế vị 2023
- Bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào theo quy định mới 2023
- Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu theo quy định pháp luật 2023?
- Con riêng có được hưởng thừa kế không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề liên quan đến: “Đơn đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Hồ sơ bổ nhiệm lại công chức, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Tại điểm b khoản 2 Điều 33 Nghị định 117/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng hình ảnh nhân vật trong phim hoạt hình dành cho trẻ em để quảng cáo rượu sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đình chỉ hoạt động quảng cáo rượu có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm. Buộc thu hồi, gỡ quảng cáo để loại bỏ yếu tố vi phạm.
Mức phạt tiền này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý là đối với quảng cáo rượu thì pháp luật hiện nay chỉ cho phép quảng cáo đối với rượu dưới 15 độ cồn (khoản 3 Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 và tham khảo tại Điều 7 Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH năm 2018).
Căn cứ Điều 7 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL quy định quy trình thẩm định sản phẩm quảng cáo như sau:
Tổ chức, cá nhân gửi yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo trực tiếp đến Cục Văn hóa cơ sở hoặc qua đường bưu điện
Như vậy, doanh nghiệp muốn thẩm định sản phẩm quảng cáo có thể gửi yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo trực tiếp đến Cục Văn hóa cơ sở hoặc qua đường bưu điện.
Theo Điều 3 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL quy định yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo như sau:
Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo tiến hành thẩm định sản phẩm quảng cáo theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm quảng cáo có nội dung liên quan đến quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật quảng cáo;
b) Sản phẩm quảng cáo bị người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo từ chối thực hiện do không đảm bảo về tính hợp pháp của sản phẩm quảng cáo;
c) Có ý kiến khác nhau về nội dung sản phẩm quảng cáo giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo không thẩm định các sản phẩm quảng cáo chỉ thể hiện lô-gô, biểu tượng, nhãn hiệu, thương hiệu của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
Theo đó, đối với các sản phẩm quảng cáo chỉ thể hiện lô-gô, biểu tượng, nhãn hiệu, thương hiệu của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thì Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo không thẩm định những sản phẩm quảng cáo này.