Khi không may xảy ra tai nạn hoặc bệnh tật, người dân buộc phải đến các cơ sở y tế để tiến hành khám chữa bệnh. Nhà nước có ban hành những chính sách ưu tiên cho một số đối tượng trong quá trình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Người dân cần nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này để bảo vệ quyền lợi cho bản thân. Nhiều độc giả thắc mắc không biết pháp luật quy định Đối tượng ưu tiên khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gồm những đối tượng nào? Trẻ em bao nhiêu tuổi thì được ưu tiên khám chữa bệnh? Không ưu tiên khám chữa bệnh cho đối tượng được ưu tiên bị xử phạt như thế nào? viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.…”
Như vậy, thì bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Mức đóng bảo hiểm y tế được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau:
Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
- Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
b) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3;
c) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
d) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
đ) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền trợ cấp thất nghiệp và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
e) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng đối với người hưởng lương, tối đa bằng 6% mức lương cơ sở đối với người hưởng sinh hoạt phí và do ngân sách nhà nước đóng;
g) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng;
h) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm n khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng;
i) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng;
k) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do đối tượng đóng theo hộ gia đình.
Đối tượng ưu tiên khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 3, khoản 1 Điều 54 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, các đối tượng ưu tiên khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gồm những đối tượng sau:
- Trẻ em dưới 6 tuổi;
- Người khuyết tật nặng;
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên;
- Người có công với cách mạng;
- Phụ nữ có thai.
- Cấp cứu, gồm:
- Cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Có thể thấy, những trường hợp được ưu tiên khám chữa bệnh là những chủ thể bị hạn chế về sức khỏe. Đối với những trường hợp này, khi được ưu tiên khám chữa bệnh, họ sẽ không mất quá nhiều thời gian chờ đợi; cùng với đó, việc chăm sóc sức khỏe của họ cũng sẽ được diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi.
Với những trường hợp nhất định, các cá nhân thuộc trường hợp đó sẽ được ưu tiên khám chữa bệnh. Song song với đó, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên mọi điều kiện về nhân lực và phương tiện tốt nhất cho việc cấp cứu người bệnh.
Trẻ em bao nhiêu tuổi thì được ưu tiên khám chữa bệnh?
Tại Điều 14 Luật trẻ em 2016 quy định quyền được chăm sóc sức khỏe như sau: Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
Theo Điều 3 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
- Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.
- Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật
- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
- Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.
- Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.
Như vậy, theo quy định trên trẻ em dưới 06 tuổi là được ưu tiên khám chữa bệnh.
Không ưu tiên khám chữa bệnh cho đối tượng được ưu tiên bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện trách nhiệm bảo đảm chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng độ tuổi;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh, tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong chăm sóc sức khỏe sinh sấn, sức khỏe tình dục.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện, cản trở phụ nữ mang thai tiếp cận dịch vụ y tế để được tư vấn sàng lọc, phòng ngừa các bệnh tật bẩm sinh cho trẻ em;
b) Không chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của trẻ em;
c) Áp dụng phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em;
d) Không ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em…
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi trực tiếp người hành nghề đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 và khoản 6 Điều này;
b) Buộc xin lỗi trực tiếp người bệnh đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và điểm c khoản 3 Điều này.
Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:
- Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
Do đó, theo quy định trên những bác sĩ và y tá không ưu tiên khám chữa bệnh cho đối tượng ưu tiên thì mỗi người sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Nguyên tắc trong hành nghề khám chữa bệnh
Theo quy định tại Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, thì khi thực hiện khám chữa bệnh, các cá nhân phải đảm bảo các nguyên tắc nhất định như sau:
- Nguyên tắc 1: Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh;
- Nguyên tắc 2: Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, cụ thể:
- Nguyên tắc 3: Thông tin được giữ bí mật ghi trong hồ sơ bệnh án chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định;
- Nguyên tắc 4: Thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản;
- Nguyên tắc 5: Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật;
- Nguyên tắc 6: Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai;
- Nguyên tắc 7: Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề;
- Nguyên tắc 8: Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.
Đây là những nguyên tắc mang tính chất bắt buộc, được áp dụng trong quá trình khám chữa bệnh. Các nguyên tắc này dựa trên những quy chuẩn chung nhất về mặt đạo đức, cũng như thực tiễn, điều kiện sức khỏe của con người. Việc áp dụng các quy tắc này tại các cơ sở khám chữa bệnh sẽ giúp hoạt động khám chữa bệnh diễn ra tuần tự, theo đúng quy trình: Người nào thuộc diện ưu tiên thì sẽ được khám chữa trước. Tại các cơ sở y tế, khám chữa bệnh, các y bác sĩ, cán bộ hoạt động y khoa cùng người khám bệnh phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc nhất định trên. Những nguyên tắc này đảm bảo hoạt động khám chữa bệnh diễn ra một cách khách quan, đạt kết quả cao nhau trong công tác hoạt động y tế.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đối tượng ưu tiên khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đổi tên mẹ trong giấy khai sinh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Học sinh là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng. Do đó, nếu học sinh chỉ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế học sinh được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế theo trường.
Tuy nhiên, nếu học sinh thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng như người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, thân nhân chiến sĩ quân đội nhân dân; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo… sẽ không phải mua bảo hiểm y tế theo trường.
Như vậy, nếu loại bảo hiểm mà người dân mua ở công ty bảo hiểm theo dạng cá nhân bên ngoài không nằm trong Luật Bảo hiểm y tế thì học sinh đó phải tham gia bảo hiểm y tế theo trường.
Theo quy định trên trẻ em dưới 06 tuổi thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Trẻ em 03 tuổi thì bạn không cần phải mua bảo hiểm y tế cho bé để khám chữa bệnh, tuy nhiên bạn cần phải làm hồ sơ xin cấp bảo hiểm y tế cho bé.
Mã nơi đối tượng sinh sống, gồm 02 ký tự ký hiệu vừa bằng chữ vừa bằng số, cụ thể: Ký hiệu K1: là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Nếu bạn đi triều trị nội trú trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh giống như khám chữa bệnh đúng tuyến. Nếu bạn chỉ khám bệnh trái tuyến bệnh viện tuyến trung ương sẽ không được BHYT chi trả chi phí khám bệnh.