Chào Luật sư, gia đình tôi hiện nay có một người quen đã bị Tòa án tuyên án về tội hình sự và tiến vào quá trình thi hành án. Tôi không hiểu về Đối tượng thi hành án hình sự theo pháp luật? mong luật sư có thể giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời những câu hỏi này Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
Luật thi hành án hình sự năm 2019
Khái niệm thi hành án hình sự là gì?
Thi hành án hình sự là thi hành những bản án hình sự và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án hình sự năm 2019 quy định về những bản án, quyết định được thi hành, cụ thể như sau:
“Điều 2. Bản án, quyết định được thi hành
1. Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành.
2. Bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3. Quyết định của Tòa án tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành; quyết định của Tòa án chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài.
4. Bản án, quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, giáo dục tại trường giáo dưỡng; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra đối với pháp nhân thương mại thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án hình sự”.
Nguyên tắc thi hành án hình sự theo quy định pháp luật
Điều 4 Luật thi hành án hình sự năm 2019 quy định về các nguyên tắc thi hành án hình sự, cụ thể như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc thi hành án hình sự
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại chấp hành án.
4. Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất, mức độ phạm tội, độ tuổi, sức khỏe, giới tính, trình độ học vấn và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
5. Thi hành án đối với người dưới 18 tuổi chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.
6. Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
7. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.
8. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong hoạt động thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật”.
Đối tượng thi hành án hình sự theo pháp luật?
Theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và Bộ luật Hình sự hiện hành, các cá nhân đã bị kết tội và phải chịu một hình phạt ghi rõ trong bản án đã có hiệu lực pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thi hành án hình sự đối với họ.
Các cá nhân hay pháp nhân thương mại vi phạm một trong các tội phạm được quy định tại Bộ luật hình sự, sau quá trình điều tra, khởi tố, truy tố, đưa vụ án ra xét xử và cuối cùng là có bản án của Tòa án về việc cá nhân, pháp nhân thương mại đó phạm tội thì những đối tượng này phải thi hành án theo quy định để đảm bảo các biện pháp xử lý hình sự được thực thi một cách hiệu quả, đúng quy trình, thủ tục, góp phần bảo vệ an ninh đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giáo dục mọi người dân ý thức tuân theo pháp luật, góp phần phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thi hành án hình sự
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan nhà nước tương ứng sau đây trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình, được phép thực hiện một trong các vấn đề liên quan đến việc thi hành án hình sự, cụ thể:
– Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng là cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn quản lý thi hành án hình sự;
– Các cơ quan thi hành án hình sự bao gồm: Trại giam thuộc Bộ Công an, thuộc Bộ Quốc phòng, thuộc quân khu; Cơ quan thi hành án hình sự Công an thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan thi hành án hình sự Công an tại các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Cơ quan thi hành án hình sự thuộc quân khu và tương đương.
– Các cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự: Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, thuộc Bộ Quốc phòng, thuộc Công an cấp tỉnh, cấp quân khu; Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn; Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương.
Quy trình thực hiện thi hành án hình sự
– Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý về quy trình, thủ tục thi hành án hình sự đối với hình phạt là phạt tù, các trường hợp được hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, và cơ quan/ chủ thể có thẩm quyền thi hành các quyết định này, thời gian thi hành, hồ sơ và thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc miễn thi hành án phạt tù, điều kiện được miễn thi hành, chủ thể có thẩm quyền, quy trình và thủ tục thực hiện quyết định miễn thi hành án phạt tù;
– Tư vấn về thủ tục, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, điều kiện, đối tượng được áp dụng việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và hồ sơ thực hiện vấn đề trên;
– Luật sư tư vấn giải quyết trường hợp phạm nhân bỏ trốn trong quá trình đang chấp hành án phạt tù; thủ tục trả lại tự do cho phạm nhân sau khi đã chấp hành án phạt tù;
– Tư vấn trình tự, thủ tục thi hành án tử hình đối với người chấp hành án tử hình; trình tự thực hiện hoãn thi hành án tử hình; giải quyết việc xin nhận hài cốt, tử thi đối với người bị thi hành án tử hình;
– Luật sư tư vấn về hồ sơ, điều kiện và thủ tục thi hành án đối với hình phạt là cải tạo không giam giữ, án phạt cảnh cáo hoặc thi hành án treo theo quy định;
– Tư vấn về thủ tục, trình tự, cơ quan có thẩm quyền thi hành án hình sự và hồ sơ thực hiện án phạt cấm đi khỏi nơi cư trú; quản chế; trục xuất; tước một số quyền công dân; cấm đảm nhiệm chức vụ, án phạt là cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự đối với các biện pháp tư pháp, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên; biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
– Tư vấn và giải đáp các vấn đề vướng mắc khác cho khách hàng liên quan đến việc thi hành án hình sự tương ứng trong trường hợp cụ thể.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đối tượng thi hành án hình sự theo pháp luật ? ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu thông tin quy hoạch, giấy phép flycam, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, tra cứu thông tin quy hoạch, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, max số thuế cá nhân, thành lập công ty… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Dịch vụ khắc dấu công ty nhanh chóng giá rẻ
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng đất
- Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ
Câu hỏi thường gặp
Ngày 17/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thi án hình sự về tái hoà nhập cộng đồng:
– Tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân: Trong khoảng thời gian hai tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc sau khi có kết quả thẩm định nhất trí đề nghị đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan có thẩm quyền, các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân. Nhằm cung cấp cho phạm nhân kiến thức, giúp họ định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù được hỗ trợ về các thủ tục pháp lý như đăng ký cư trú; đăng ký hộ tịch; cấp căn cước công dân; vay vốn, đăng ký kinh doanh, ký kết hợp đồng lao động và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.
– Định hướng nghề nghiệp, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho phạm nhân: Các cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá năng lực, nhu cầu, điều kiện, hoàn cảnh của từng phạm nhân để hướng dẫn họ lập kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng cho bản thân; phối hợp với các Trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp thông tin thị trường lao động, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho phạm nhân. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được ưu tiên đào tạo nghề, nâng cao tay nghề để có điều kiện thuận lợi tái hòa nhập cộng đồng.
– Hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam cho phạm nhân khi tái hòa nhập cộng đồng: Phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện trước khi trở về nơi cư trú được cấp hỗ trợ khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam; căn cứ nguồn vốn của Quỹ hòa nhập cộng đồng, Giám thị trại giam quyết định mức tiền hỗ trợ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng phạm nhân.
– Thông báo phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù: Hai tháng trước khi phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù, các cơ sở giam giữ phạm nhân thực hiện việc thông báo cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú, làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
– Thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng nhằm định hướng, khuyến khích cộng đồng xã hội tham gia giáo dục, giúp đỡ, xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong hình phạt tù; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa việc tái phạm tội, vi phạm pháp luật của người chấp hành xong hình phạt tù; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, mạng internet, trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức có liên quan; phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền…
– Trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù xây dựng niềm tin, nghị lực, ý chí phấn đấu tái hòa nhập cộng đồng và phòng tránh các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật. Nội dung trợ giúp về tâm lý gồm: Tư vấn xóa bỏ mặc cảm tự ti; rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng; nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong các quan hệ xã hội. Trợ giúp về tâm lý được thực hiện ngay khi người chấp hành xong hình phạt tù trở về nơi cư trú.
– Đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù: Người chấp hành xong hình phạt tù tham gia đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, dưới 03 tháng được miễn, giảm học phí, hưởng chính sách nội trú, được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Người chấp hành xong hình phạt tù được vay vốn đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về tín dụng đối với học sinh, sinh viên; được vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, được ưu tiên đăng ký tham gia chính sách việc làm công;…
Cùng với những quy định trên, Nghị định này còn quy định trách nhiệm của các bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật thi hành án hình sự năm 2019 quy định về những trường hợp bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự, cụ thể như sau:
“Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự
1. Phá hủy cơ sở quản lý, giam giữ; hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở quản lý, giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi quản lý, giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải, dẫn giải; đánh tháo phạm nhân, người chấp hành biện pháp tư pháp, người bị áp giải, dẫn giải.
2. Không chấp hành quyết định thi hành án hình sự; cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nội quy, quy chế về thi hành án hình sự hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.
3. Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về thi hành án hình sự; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm thi hành án hình sự.
4. Không ra quyết định thi hành án hình sự; không thi hành quyết định trả tự do theo quy định của pháp luật và quyết định khác của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.
5. Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, nhũng nhiễu trong thi hành án hình sự.
6. Tha trái pháp luật người đang bị giam, người bị áp giải thi hành án; thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, canh gác, áp giải thi hành án để người chấp hành án phạt tù, án tử hình hoặc án phạt trục xuất trốn.
7. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị miễn, giảm, hoãn, tạm đình chỉ, tha tù trước thời hạn có điều kiện, rút ngắn thời gian thử thách cho người không đủ điều kiện; không đề nghị cho người đủ điều kiện được miễn, giảm, hoãn, tạm đình chỉ, tha tù trước thời hạn có điều kiện, rút ngắn thời gian thử thách; đề nghị hoặc không đề nghị chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp tư pháp, hoãn, đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp; cản trở người, pháp nhân thương mại chấp hành án thực hiện các quyền theo quy định của Luật này.
8. Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục người chấp hành án, biện pháp tư pháp.
9. Kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người, pháp nhân thương mại chấp hành án.
10. Cấp hoặc từ chối cấp trái quy định của pháp luật quyết định, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc giấy tờ khác về thi hành án hình sự.
11. Làm sai lệch hồ sơ, sổ sách về thi hành án hình sự”.