Chào Luật sư. Tôi đã công tác trong ngành giao thông vận tải được 10 năm trong thời gian tôi làm việc trong ngành từ năm 2001 đến tháng 10 năm 2011 tôi là công nhân sửa chữa cầu đường bộ, từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 01 năm 2015 tôi làm thanh tra giao thông đường bộ thuộc Thanh tra Tổng cục đường bộ Việt Nam, trong thời gian tôi làm thanh tra giao thông tôi đã học Đại học ngành xây dựng cầu đường (học xong tháng 8 năm 2016) từ tháng 10 năm 2016 cho tới nay tôi làm chuyên viên Cục Quản lý đường bộ cao tốc thuộc Tổng cục đường bộ Việt Nam. Cho tôi hỏi đối tượng nào hiện nay được xét tuyển công chức? Tôi có đủ điều kiện để được xét tuyển công chức không? Mong Luật sư hỗ trợ tư vấn. Tôi xin cảm ơn.
Để trả lời cho câu hỏi của bạn. Mời bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết liên quan đến: “Đối tượng nào được xét tuyển công chức?“dưới đây. Hy vọng bài viết hữu ích có thể giúp quý bạn đọc hiểu thêm về kiến thức pháp luật áp dụng trong công việc và cuộc sống.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)
- Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng sử dụng và quản lý công chức
Trường hợp nào được xét tuyển công chức?
Theo quy định tại Điều 37 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, tuyển dụng công chức phải căn cứ vào phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng, phù hợp với ngành, nghề tuyển dụng.
Cũng theo quy định này, việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển trừ trường hợp người có đủ điều kiện để trở thành công chức và cam kết tình nguyện làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số… từ 05 năm trở lên thì được xét tuyển.
Do đó, theo Luật Cán bộ, công chức hiện đang có hiệu lực chỉ có duy nhất 01 trường hợp nêu trên được xét tuyển vào công chức.
Tuy nhiên, theo khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực từ 01/7/2020 đã bổ sung thêm 02 trường hợp được tuyển dụng thông qua xét tuyển gồm:
- Người học theo chế độ cử tuyển nêu tại Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
- Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
Trong đó, theo Điều 87 Luật Giáo dục có hiệu lực cùng thời điểm với Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, chế độ cử tuyển áp dụng với người dân tộc thiểu số rất ít người, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít công chức là người dân tộc thiểu số.
Đồng thời, khoản 3 Điều 87 Luật Giáo dục có quy định:
Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm trở về làm việc tại địa phương nơi cử đi học, được xét tuyển và bố trí việc làm
Có thể thấy việc bổ sung thêm 02 trường hợp xét tuyển vào công chức đã tạo sự đồng bộ giữa các quy định và cũng tạo điều kiện cho các đối tượng này được phát huy năng lực, trình độ của mình.
Như vậy, hiện nay chỉ có 01 trường hợp duy nhất được xét tuyển vào công chức. Tuy nhiên, từ 01/7/2020, khi Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức có hiệu lực, sẽ có thêm 02 trường hợp nữa cũng được xét tuyển công chức.
Đối tượng nào được xét tuyển công chức?
Tại Điều 10 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định về đối tượng xét tuyển công chức như sau:
Đối tượng xét tuyển công chức
- Việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển do cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định và được thực hiện riêng đối với từng nhóm đối tượng sau đây:
a) Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
c) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng. - Việc tuyển dụng đối với nhóm đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức bao gồm những giấy tờ gì?
– Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận đáp ứng yêu cầu miễn phần thi ngoại ngữ hoặc tin học thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;
– Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
Có thể bạn quan tâm:
- Đối tượng được hưởng thừa kế thế vị 2023
- Bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào theo quy định mới 2023
- Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu theo quy định pháp luật 2023?
- Con riêng có được hưởng thừa kế không?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đối tượng nào được xét tuyển công chức” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Hồ sơ công chức luân chuyển. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP quy định những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con như sau:
Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.”
Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Theo đó, sinh con thứ ba nếu không thuộc trường hợp nêu trên thì các trường hợp sinh con thứ ba khác, sẽ vi phạm chính sách này.
Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức quy định về các quy định liên quan khi công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc.
Theo đó:
a) Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
b) Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức lưu giữ hồ sơ công chức bị kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm cung cấp bản tóm tắt lý lịch và nhận xét (có xác nhận) khi công chức đó yêu cầu.
c) Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào các cơ quan hoặc vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ, công vụ đã đảm nhiệm.
Các trường hợp được tiếp nhận công chức không qua thi tuyển được quy định cụ thể như sau:
Các trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên quy định tại Điều 19 Nghị định 24/2010/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, bao gồm:
Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập, đã có thời gian làm viên chức từ đủ 05 năm (60 tháng) trở lên, tính từ thời điểm được tuyển dụng viên chức (không kể thời gian tập sự);
Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) và người làm công tác cơ yếu, đã có thời gian công tác từ đủ 05 năm (60 tháng) trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) hoặc làm công tác cơ yếu, tính từ thời điểm có quyết định tuyển dụng chính thức vào quân đội, công an hoặc tại các tổ chức của lực lượng cơ yếu;
Người đang giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty TNHH MTV mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc được cử làm đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc từ đủ 05 năm (60 tháng), không kể thời gian thử việc.
Các trường hợp đã là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền đồng ý điều động, luân chuyển (không thuộc trường hợp giải quyết chế độ thôi việc) đến làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp,…