Để thực hiện được nhiệm vụ của mình; luật tố tụng dân sự Việt Nam điều chỉnh các quan hệ bằng việc quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ; buộc các chủ thể phải thực hiện các hành vi tố tụng của mình phù hợp với ý chí của Nhà nước. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng Dân sự.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự
Đối tượng điều chỉnh của LTTDS Việt Nam là các quan hệ giữa toà án; viện kiếm sát; cơ quan thi hành án dân sự; đương sự, người đại diện của đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; người làm chứng; người giám định; người phiên dịch; người định giá tài sản và người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự.
Luật tố tụng dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam; tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Luật tố tụng dân sự bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật; điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa tòa án; Viện kiểm sát; Cơ quan thi hành án; những người tham gia tố tụng; những người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự.
Nhằm giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân nhanh chóng; đúng đắn; ấn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, nhà nước
Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự
Đối tượng điều chỉnh của LTTDS Việt Nam là các quan hệ giữa toà án; viện kiếm sát; cơ quan thi hành án dân sự; đương sự, người đại diện của đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; người làm chứng; người giám định; người phiên dịch; người định giá tài sản và người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự.
Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tổ tụng dân sự Việt Nam bao gồm nhiều loại:
Đó là các quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và các chủ thể khác như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch… nảy sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, cụ thể:
– Quan hệ giữa giữa Tòa án, Viện kiểm sát; Cơ quan thi hành án với đương sự, người đại diện của đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và các chủ thể khác có liên quan;
– Quan hệ giữa giữa Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan thi hành án với nhau;
– Quan hệ giữa đương sự với các chủ thể khác có liên quan.
Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự không có sự bình đẳng giữa các chủ thể; trong đó Tòa án; Cơ quan thi hành án là các chủ thể có vai trò quyết định đối với việc giải quyết vụ việc dân sự.
Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam có những phương pháp nào
Đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật tố tụng dân sự là các quan hệ giữa các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật với người tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự là tổng hợp những cách thức mà LTTDS tác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó.
a) Phương pháp mệnh lệnh
Luật Tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng bằng phương pháp quyền uy mệnh lệnh; thể hiện ở chỗ quy định địa vị pháp lý của Tòa án; viện kiểm sát, cơ quan thi hành án; và các chủ thể khác trong tố tụng không giống nhau; các chủ thể khác đều phải phục tùng Tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án. Các quyết định của Tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án; có giá trị bắt buộc các chủ thể khác phải thực hiện, nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Quy định này xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình.
Tuy vậy, ngoài phương pháp mệnh lệnh; luật tố tụng dân sự còn điều chỉnh các đối tượng điều chỉnh phát sinh bằng phương pháp định đoạt.
b)Phương pháp định đoạt
Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng; bằng phương pháp định đoạt. Các quan hệ pháp luật nội dung toà án có nhiệm vụ giải quyết các vụ việc dân sự là các quan hệ dân sự; kinh doanh, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình. Các chủ thể của các quan hệ này có quyền tự quyết định quyền lợi của mình khi tham gia vào các quan hệ đó. Trong vụ việc dân sự, các chủ thể đó là đương sự.
Trong mối quan hệ giữa đương sự với đương sự; phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; được xác lập giữa các bên đương sự hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí tự nguyện; thỏa thuận của các bên.
Khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp; các đương sự tự quyết định việc khởi kiện, yêu cầu toà án giải quyết vụ việc. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự; các đương sự vẫn có thể thương lượng, dàn xếp, thoả thuận; giải quyết những vấn đề tranh chấp, rút yêu cầu, rút đơn khởi kiện, tự thi hành án; hoặc không yêu cầu thi hành án nữa.
Mối quan hệ giữa các đương sự với tòa án; Tòa án luôn phải tôn trọng quyền tự định đoạt giữa các đương sự với nhau trong việc khởi kiện; hòa giải.
Như vậy, luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ trong quá trình tố tụng bằng hai phương pháp mệnh lệnh và định đoạt. Trong đó, phương pháp điều chỉnh chủ yếu nhất là phương pháp mệnh lệnh.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng Dân sự. ”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vụ việc dân sự bao gồm vụ án dân sự và việc dân sự trong các lĩnh vực dân sự; hôn nhân gia đình; kinh doanh thương mại; Lao Động
Quá trình tố tụng bắt đầu từ thời điểm có đơn khởi kiện và Tòa án thụ lý vụ việc
Vụ án dân sự là việc có sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự mà họ thông thể thương lượng được nên nhờ Tòa án giải quyết.