Để thuận tiện trong quá trình học tập, làm việc, công tác hoặc vì nhiều lý do khác; người dân có như cầu thay đổi nơi đăng ký thường trú. Không ít người thắc mắc, khi thay đổi nổi nơi đăng ký thường trú có phải làm lại thẻ căn cước công dân không? Do đó, trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Thẻ căn cước công dân là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1, Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
Như vậy, thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam; có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Thẻ căn cước công dân gắn chip là thẻ căn cước công dân; tuy nhiên thẻ Căn cước công dân gắn chip tích hợp được nhiều thông tin của công dân; liên thông với các thông tin khác về bảo hiểm y tế, bằng lái xe, thuế… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính.
Đổi nơi thường trú có phải làm lại căn cước công dân không?
Theo Luật Cư trú 2020 quy định: Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Trường hợp một người sinh sống ổn định, lâu dài tại một địa điểm mà không đăng ký thường trú tại địa điểm đó; thì người đó cũng không được coi là có địa chỉ thường trú tại đó.
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014; quy định trường hợp đổi thẻ căn cước như sau:
Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1, Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
Tại khoản 2 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014; quy định trường hợp cấp lại thẻ căn cước như sau:
2, Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, công dân phải thực hiện đổi thẻ khi thay đổi họ tên, giới tính, quê quán, nhân dạng; sai sót thông tin hoặc thẻ căn cước công dân bị hỏng. Trường hợp công dân thực hiện thủ tục cấp lại thẻ Căn cước công dân; khi bị mất thẻ hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo đó, không quy định công dân phải làm thủ tục cấp; hoặc đổi thẻ căn cước mới do thay đổi nơi đăng ký thường trú.
Do đó, nếu người dân đang dùng Căn cước công dân mà thay đổi nơi thường trú; thì người dân không phải xin cấp đổi, cấp lại Căn cước công dân.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Có bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chip không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật căn cước công dân 2014 quy định: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định phải đổi thẻ; thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.