Dạ thưa Luật sư, có phải nhắc đến doanh nghiệp nhà nước là sẽ được hiểu hoàn toàn vốn sẽ do Nhà nước trực tiếp nắm giữ và sở hữu hay không? Liệu pháp luật đã quy định như thế nào đối với mô hình kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư X. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ quy định pháp luật về doanh nghiệp nhà nước cũng như là sáng tỏ việc Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu . Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức quản lý dưới hình thức: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Doanh nghiêp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu trong trường hợp Nhà nước có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100% vốn điều lệ.
Đặc điểm Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước mang một số cơ chế quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn các loại hình doanh nghiệp khác:
Chủ sở hữu: Chủ sở hữu của DNNN là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các cá nhân, tổ chức khác.
Sở hữu vốn: Quy định tại điểm A khoản 1 điều 88 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp nhà nước sở hữu toàn bộ 100% số vốn điều lệ hoặc sở hữu trên 50% phần vốn góp chi phối.
Hình thức tồn tại: Dựa theo % số vốn mà nhà nước nắm quyền, doanh nghiệp nhà nước có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể:
- Trường hợp doanh nghiệp nhà nước nắm toàn bộ 100% số vốn: Các công ty này sẽ bao gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con. Hoặc công ty TNHH 1 thành viên là công ty độc lập (điểm a khoản 2 điều 88 LDN 2020).
- Trường hợp doanh nghiệp nhà nước nắm hơn 50% số vốn điều lệ hoặc cổ phần được quy định tại điểm B khoản 1 điều 88 của Luật này. Các doanh nghiệp này có thể là: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước hoặc công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
Tư cách pháp nhân: Các DNNN đều có tư cách pháp nhân
Phân loại Doanh nghiệp Nhà nước
Phân theo hình thức tổ chức doanh nghiệp nhà nước
Theo điều 88 luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp nhà nước gồm các loại hình sau:
- Công ty nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.
- Công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn. Tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Tổ chức quản lí.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước, thành viên được ủy quyền góp vốn. Được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước: là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp.
Phân loại theo nguồn vốn
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Phân theo mô hình tổ chức quản lý
Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo một trong hai mô hình sau đây:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát;
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
Mọi quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng như kiểm soát nguồn vốn, lợi nhuận đều thuộc quyền của nhà nước nên mô hình kinh doanh này khá kém hiệu quả. Tuy nhiên, song song với đó, doanh nghiệp cũng được hưởng rất nhiều những quyền lợi liên quan đến pháp luật, tài chính như thuế.
Mời bạn xem thêm:
- Bất cập trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì?
- Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm điều gì?
- Người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu“. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được quy tắc thứ tự ưu tiên xe khi đi qua những điểm này để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, thành lập công ty Hà Nội,công ty tạm ngừng kinh doanh,tra cứu quy hoạch xây dựng, xin giấy phép bay flycam, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, muốn đổi tên trong giấy khai sinh, xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM,…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 1 Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Giám đốc như sau: Giám đốc do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
Như vậy, ta có thể chia thành hai trường hợp như sau:
– Trường hợp 1: Nếu người làm Giám đốc là do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm thì Giám đốc là công chức.
– Trường hợp 2: Nếu người làm Giám đốc được thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận thì Giám đốc là viên chức.
Do vậy, để xác định Giám đốc doanh nghiệp nhà nước là công chức hay là viên chức còn tùy thuộc vào cách thức tuyển dụng vào vị trí này bằng cách bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự.
– Không thuộc đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020.
– Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp.
– Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.
– Không phải là người quản lý doanh nghiệp thành viên.
– Trừ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty đó hoặc công ty khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
– Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
– Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.