Theo Chỉ thị 16/CT-TTg, những doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thiết yếu vẫn được hoạt động. Còn những doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề không thiết yếu không được phép hoạt động, tình hình kinh doanh trở nên “bết bát”. Đứng trước bờ vực thua lỗ, những doanh nghiệp này đang phải cân nhắc nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể. Vậy câu hỏi đặt ra doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để có hướng giải pháp tối ưu nhất cho mình
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
Nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?
Tình hình dịch bệnh Covid-19 gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh nên nếu trong thời gian này, doanh nghiệp chỉ chấm dứt hoạt động để giải quyết những khó khăn về tài chính, nhân sự cũng như tìm hiểu lại thị trường kinh doanh, nguồn vốn…chủ doanh nghiệp còn phân vân nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể công ty thì nên lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh tại vì:
Thủ tục đơn giản
Doanh nghiệp khi có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh chỉ cần gửi Thông báo tạm ngừng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính trong thời hạn 15 ngày trước khi tạm ngừng. Thời gian để giải quyết hồ sơ là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo.
Còn đối với hình thức giải thể, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều thủ tục tại nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau như: Cơ quan Thuế, Cơ quan Hải quan; Cơ quan đăng ký kinh doanh, ngoài ra còn phải tiến hành thủ tục với người lao động, chủ nợ. Thời gian để tiến hành giải thể doanh nghiệp lâu hơn rất nhiều so với thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Trên thực tế có thể mất đến 01-02 tháng để hoàn tất thủ tục giải thể.
Chi phí rẻ
Vì thủ tục để tạm ngừng kinh doanh đơn giản; nên chi phí để thực hiện tạm ngừng cũng ít hơn nhiều so với giải thể doanh nghiệp. Cần lưu ý là trong thời gian tạm ngừng kinh doanh; công ty phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ và hoàn thành các hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
Có thể quay trở lại hoạt động trong thời hạn tạm ngừng
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, nếu doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh trở lại thì chỉ cần Thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh về thời hạn quay trở lại hoạt động mà không cần làm thêm thủ tục nào khác.
Còn trường hợp giải thể doanh nghiệp, vì hậu quả là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp nên nếu muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh thì phải thành lập doanh nghiệp mới, thực hiện hoạt động kinh doanh lại từ đầu; không được sử dụng những thông tin; lợi ích từ doanh nghiệp cũ để hoạt động kinh doanh.
Có thể chuyển nhượng công ty sau thời hạn tạm ngừng
Sau thời gian tạm ngừng kinh doanh; nếu doanh nghiệp không muốn tiếp tục hoạt động nữa thì có thể chuyển nhượng công ty để thu hồi một phần vốn; không cần mất thời gian và chi phí cho việc giải thể; mà vẫn có thể tận dụng được những lợi thế của công ty để tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Từ định nghĩa giải thể doanh nghiệp và tạm ngừng kinh doanh cho thấy:
Giải thể doanh nghiệp dẫn đến hậu quả pháp lý là chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp. Trước khi giải thể doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ; liên quan đến quyền lợi của người lao động; khách hàng và các nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước.
Tạm ngừng kinh doanh không dẫn đến hậu quả pháp lý làm chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp; thay vào đó, tạm ngừng kinh doanh chỉ làm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định; hết thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp sẽ quay trở lại hoạt động như bình thường. Và trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ thanh toán nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước; các khoản nợ và hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng với khách hàng và người lao động.
Giải thể doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh
Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp lập ra không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế do đó không kê khai thuế đầy đủ. Khi có những vi phạm như trên, Cơ quan thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy muốn làm thủ tục đăng ký tạm ngưng doanh nghiệp, trước tiên doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng.- Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh 15 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng.
– Trước khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký
Theo đó doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh không quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
Phân biệt giải thể và tạm ngừng kinh doanh
Khái niệm
Tạm ngừng kinh doanh:
+ Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
+ Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh vẫn còn tư cách pháp nhân.
Giải thể doanh nghiệp:
+ Giải thể doanh nghiệp là tình trạng pháp lý doanh nghiệp đã chấm dứt mọi hoạt động, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp giải thể bị chấm dứt tư cách pháp nhân, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.
Điều kiện tiến hành
Tạm ngừng kinh doanh:
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Giải thể doanh nghiệp:
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Chủ doanh nghiệp và những người liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm với các khoản nợ của doanh nghiệp.
Thủ tục tiến hành
Tạm ngừng kinh doanh:
Bước 1: Chậm nhất 03 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh lên cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 2: Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trao giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện: 03 ngayf làm việc kể từ ngày doanh nghiệp gửi hồ sơ tạm ngừng kinh doanh.
Giải thể doanh nghiệp:
Bước 1: Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có)
Bước 2: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp
Bước 3: Công bố giải thể doanh nghiệp
Bước 4: Thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
Bước 5: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng của doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ thanh toán
Thời gian thực hiện: Ít nhất 180 ngày từ ngày quyết định giải thể doanh nghiệp được gửi
Hậu quả pháp lý
Giải thể doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động.
+ Không còn tư cách pháp nhân
+ Chấm dứt mã số thuế của doanh nghiệp.
Tạm ngừng kinh doanh:
+ Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, hết thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp sẽ quay trở lại hoạt động như bình thường.
+ Doanh nghiệp vẫn có tư cách pháp nhân.
+ Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư X
Tạm ngừng kinh doanh là giải pháp cần thiết cho doanh nghiệp khi không thể tiếp tục kinh doanh trong một khoảng thời gian xác định. Tạm ngừng kinh doanh nhanh chóng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những chi phí không đáng có. Trong khi đó, quy trình tạm ngừng kinh doanh khá là phức tạp; với nhiều thủ tục, nếu các doanh nghiệp tự thực hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật Sư X sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:
- Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc tạm ngừng kinh doanh
- Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
- Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
- Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
- Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).
Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp. Mời bạn tham khảo bảng giá của chúng tôi
Video Luật sư X giải đáp về Tạm ngừng kinh doanh
Mời bạn xem thêm bài viết
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, quy trình công ty tạm ngừng kinh doanh; công văn xin tạm ngừng kinh doanh; thông báo giải thể công ty cổ phần hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, mẫu đơn xin giải thể công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Cất giấu, tẩu tán tài sản;
– Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
– Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
– Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
– Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
– Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
– Huy động vốn dưới mọi hình thức.
Theo quy định, trước khi tiến hành giải thể công ty; doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện,.. của doanh nghiệp. Vì vậy, chi nhánh sẽ không còn hoạt động nếu công ty tiến hành giải thể.