Việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) là căn cứ để người lao động được hưởng lương hưu. Nhờ số tiền này, người lao động sẽ có một khoản thu nhập ổn định để lo cho cuộc sống khi về già. Vậy doanh nghiệp có hải đóng bảo hiểm cho người lao động cao tuổi không? Nội dung bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Ai được coi là người lao động cao tuổi?
Khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã định nghĩa về người lao động cao tuổi như sau:
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
Theo đó, người lao động cao tuổi được hiểu là người tiếp tục đi làm sau độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường.
Độ tuổi nghỉ hưu của người lao động theo Bộ luật Lao động mới sẽ không còn cố định như trước đây là 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Thay vào đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường sẽ được tăng dần theo lộ trình là đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035 và đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2035.
Cụ thể, trong năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ.
Được ký loại hợp đồng lao động nào với người lao động cao tuổi?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 BLLĐ năm 2019, có 02 loại hợp đồng lao động mà các bên có thể lựa chọn:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn (không quá 36 tháng).
Trong đó, các trường hợp thông thường chỉ được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn tối đa 02 lần. Nếu muốn tiếp tục sử dụng người lao động sau đó phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Tuy nhiên, khoản 1 Điều 149 BLLĐ năm 2019 đã nêu rõ:
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Như vậy, khi sử dụng lao động cao tuổi, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận ký nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn tùy thuộc vào nhu cầu của các bên.
Doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm cho người lao động cao tuổi không?
Như đã phân tích trên, năm 2021, lao động nam phải từ đủ 60 tuổi 03 tháng mới đủ tuổi nghỉ hưu. Vì vậy, sử dụng lao động nam chưa đủ tuổi nghỉ hưu làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc (căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014).
Nếu người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu mà vẫn tiếp tục làm việc thì tùy trường hợp có thể được người sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc.
Trường hợp 1: Người lao động đang hưởng lương hưu
Người lao động đáp ứng đồng thời về độ tuổi và số năm đóng BHXH thì sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 149 BLLĐ năm 2019, người lao động đang hưởng lương hưu mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài chế độ hưu trí, người lao động còn được được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo pháp luật và hợp đồng lao động.
Đồng thời, khoản 9 Điều 123 Luật BHXH năm 2014 cũng nêu rõ:
Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Từ những căn cứ trên, có thể thấy, khi sử người lao động đang hưởng lương hưu hàng tháng, doanh nghiệp sẽ không phải đóng BHXH bắt buộc.Trường hợp 2: Người lao động chưa hưởng lương hưu
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014, người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đồng thời Luật này cũng giới hạn người hưởng lương hưu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Do đó, người lao động quá tuổi lao động nhưng chưa hưởng lương hưu mà vẫn tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng vẫn được người sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc.
Người trên 60 tuổi được đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Theo đó, người trên 60 tuổi không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hoàn toàn có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu.
Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP đã liệt kê 06 phương thức đóng BHXH tự nguyện mà người tham gia có thể lựa chọn:
1 – Đóng hàng tháng;
2 – Đóng 03 tháng/lần;
3 – Đóng 06 tháng/lần;
4 – Đóng 12 tháng/lần;
5 – Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;
6 – Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.
Có được yêu cầu người lao động cao tuổi làm thêm giờ?
BLLĐ năm 2019 không có quy định nào hạn chế việc sử dụng lao động cao tuổi làm thêm giờ. Tuy nhiên, khi sử dụng những người này làm thêm giờ, người sử dụng lao động cũng cần đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 107 BLLĐ năm 2019:
– Phải được sự đồng ý của người lao động;
– Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng thời giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng;
– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ/năm với công việc bình thường, không quá 300 giờ/năm với một số công việc như: Sản xuất, gia công xuất khẩu hàng dệt, may, điện tử; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông; cấp, thoát nước….
Như vậy, người sử dụng lao động được phép sử dụng lao động cao tuổi làm thêm giờ nếu như người đó đồng ý, đồng thời phải đảm bảo được điều kiện về số giờ làm thêm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện nhanh
- Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Làm bảo hiểm thất nghiệp cần photo những gì?
- Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm cho người lao động cao tuổi không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, các nội dung liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định trong Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Điều 4 Luật BHXH năm 2014 đã liệt kê cụ thể các chế độ thuộc phạm vi mà bảo hiểm xã hội phụ trách gồm:
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Quy định về thời gian làm việc dành cho người lao động cao tuổi, khoản 2 Điều 148 BLLĐ năm 2019 ghi nhận:
Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Theo đó, người lao động cao tuổi và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận chọn rút ngắn thời gian làm việc hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Như vậy, so với người lao động thông thường, người lao động cao tuổi sẽ được làm việc trong thời gian ngắn hơn.