Quan hệ về đào tạo nghề trong lao động là một quan hệ lao động; khá phổ biến trong đời sống kinh tế. Khi một người lao động được người sử dụng lao động cho đi đào tạo; nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn để phục vụ tốt hơn cho công việc nhằm phát triển doanh nghiệp; của mình. Tuy nhiên, một mặt nhiều người sử dụng lao động; cũng lo lắng về việc người lao động sau khi được đào tạo nâng cao trình độ tay nghề; không còn muốn gắn bó với doanh nghiệp nữa nên trong hợp đồng đào tạo nghề thường thỏa thuận về mức phạt; cao hơn gấp nhiều lần so với chi phí đào tạo nghề; nhằm ràng buộc người lao động. Vậy việc thỏa thuận chi phí đào tạo nghề như vậy; có đúng hay không, hãy cũng luật sư X đi tìm hiểu vấn đề này nhé !
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động 2019
- Luật giáo dục nghề nghiệp 2014
Hợp đồng đào tạo nghề là gì ?
Hợp đồng đào tạo nghề là thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động; về quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp người lao động được đào tạo; nâng cao trình độ, kĩ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài; từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí; do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề được quy định cụ thể; tại khoản 2 điều 62 Bộ luật lao động bao gồm:
- Nghề đào tạo;
- Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo
- Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
- Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
- Trách nhiệm của người lao động
Vi phạm hợp đồng đào tạo nghề người lao động phải bồi thường như thế nào.
Người lao động sau khi được đào tạo phải làm việc cho người lao động; theo đúng thời gian đã cam kết trong hợp đồng đào tạo. Sau đó, không thiếu trường hợp người lao động tự ý bỏ việc; khiến cho các doanh nghiệp không những bị khủng hoảng về nhân sự mà còn bị thiệt hại do mất kinh phí đào tạo.
Trong trường hợp này người lao động có thể sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề cho người sử dụng lao động.
Do hợp đồng đào tạo nghề là sự thỏa thuận; của các bên nên nếu trong hợp đồng đã nêu rõ trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo thì việc trả lại chi phí sẽ thực hiện theo thỏa thuận. Nếu có quy định về miễn trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo; thì người lao động thuộc trường hợp đó sẽ không phải trả lại chi phí này.
Nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động; không thỏa thuận một cách rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào thì việc hoàn trả chi phí được thực hiện như sau:
Trường hợp 1: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
Bộ luật lao động năm 2019; không đặt ra trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục và nghề nghiệp năm 2014 lại quy định:
Người tốt nghiệp các khoá đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.”
Theo đó, người lao động vẫn có trách nhiệm bồi hoàn; chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động nếu không làm việc theo đúng thời gian đã cam kết.
Mức chi phí đào tạo được xác định theo quy định tại khoản 3 điều 62 Bộ luật lao dộng 2019 như sau:
Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ; về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài; thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Như vậy, trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng đào tạo nghề; khi yêu cầu bồi thường thì người sử dụng lao động phải chứng minh, xuất trình các chứng từ hợp pháp về chi phí; đào tạo nghề cho người lao động trong quá trình người lao động đi học nghề, đào tạo nghề.
Trường hợp 2: Người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Trường hợp người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; ngoài việc phải bồi thường chi phí đào tạo mà các bên đã cam kết; thỏa thuận trong hợp đồng đào tạo nghề thì người lao động còn phải chịu các trách nhiệm khác; khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Cụ thể tại điều 40 của bộ luật lao động 2019; quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau.
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương; theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động; chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Như vậy; ta có thể thấy rằng người lao động trong trường hợp nào thì khi vi phạm; thỏa thuận mà các bên cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề; thì đều phải có trách nhiệm bồi hoàn các khoản tiền liên quan đến chi phí đào tạo. Tuy nhiên, khi giao kết hợp đồng đào tạo nghề, người lao động có thể đề nghị thêm một số; các điều khoản về miễn trách nhiệm bồi thường trong một số trường hợp mà các bên thỏa thuận.
Doanh nghiệp có được thỏa thuận phạt vi phạm cao hơn gấp nhiều lần so với chi phí đào tạo trong hợp đồng đào tạo nghề không.
Bên cạnh các chi phí về đào tạo nghề, thông thường vì e ngại sau khi được đào tạo; nâng cao trình độ thì nhiều người lao động sẽ không tiếp tục gắn bó lâu dài với doanh nghiệp; khi được đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề và vi phạm các thỏa thuận về thời gian cam kết làm việc cho doanh nghiệp. Vì vậy, để ràng buộc người lao động thì người sử dụng lao động; thường sẽ đặt ra một số điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng; cao hơn gấp đôi hoặc nhiều lần so với chi phí đào tạo để tránh trường hợp người lao động; vi phạm cam kết về thời gian làm việc sau khi được đào tạo vậy việc này có đúng không.
Quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng lao động
Việc yêu cầu bồi thường do vi phạm dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên. Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng cho phép các bên tự do thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng.
Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015 không đặt ra mức tối đa; đối với phạt vi phạm mà sẽ do các bên tự thoả thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Trong khi đó, Bộ luật Lao động cũng không có quy định nào về vấn đề này. Vì vậy, việc áp dụng mức nào sẽ do sự thỏa thuận của các bên.
Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng doanh nghiệp được phép đặt ra; mức phạt vi phạm hợp đồng không giới hạn theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Khác so với quy định tại luật thương mại; khi khống chế mức phạt tối đa do vi phạm hợp đồng là không quá 7% nghĩa vụ; của hợp đồng. Vì vậy khi ký kết hợp đồng đào tạo nghề thì người lao động; cần phải chủ động thỏa thuận về mức phạt vi phạm phù hợp với khả năng của mình.
Hi vọng, qua bài viết trên đã phần nào cung cấp kiến thức; giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về vấn
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
Câu hỏi liên quan:
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
Trước đây theo quy định tại bộ luật lao động; khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động phải có lý do chính đáng và thực hiện nghĩa vụ báo trước. Tuy nhiên, tại bộ luật lao động 2019 thì khi chấm dứt hợp đồng lao động người lao động chỉ cần thực hiện nghĩa vụ báo trước.
Theo quy định tại điều 40 bộ luật lao động 2019 khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì:
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định