Hiện nay, không hiếm trường hợp tài xế thiếu ý thức đỗ ô tô chắn trước cửa ra vào nhà người khác gây bức xúc trong bộ phận người dân. Vậy hành vi đỗ ô tô chắn trước cửa nhà người khác có bị phạt? Nếu bị phạt, Đỗ xe ô tô trước cửa nhà người khác bị xử phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Xe ô tô được đỗ xe ở những đâu?
Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe ô tô không được tùy tiện dừng, đỗ xe, mà chỉ có thể dừng, đỗ xe tại những nơi như sau:
– Nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy.
– Nếu lề đường hẹp hoặc không có thì chỉ được dừng, đỗ sát mép đường bên tay phải chiều đi của mình. Bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Và phải đảm bảo cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét;
– Tại đúng nơi quy định được dừng, đỗ xe nếu có;
Ngoài ra, pháp luật còn quy định rõ những nơi tuyệt đối không được phép dừng, đỗ xe như sau:
- Bên trái đường một chiều;
- Các đoạn đường cong và gần đầu dốc. Do đây là nơi tầm nhìn bị che khuất dễ xảy ra va chạm;
- Trên cầu và gầm cầu vượt;
- Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
- …
Đỗ xe ô tô trước cửa nhà người khác bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hiện nay, tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, không quy định về việc xử phạt đối với hành vi đỗ xe chắn trước cửa nhà người khác.
Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện vẫn cần đảm bảo các quy định về đỗ xe trên đường tại Điều 18 và Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008:
– Phải đảm bảo an toàn trước khi rời khỏi xe như: Có tín hiệu báo; cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng; xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm; xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh,…
– Không được đỗ xe tại các vị trí sau: Bên trái đường một chiều; trước cổng trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế; không được để phương tiện ở lòng đường, hè phố trái quy định;…
– Đỗ xe trên đường phố phải đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
Như vậy, nếu tài xế đã đỗ xe đúng quy định thì đương nhiên không bị xử phạt kể cả khi đỗ xe ô tô chắn trước cửa nhà người khác.
Đỗ xe không đảm bảo quy định bị xử phạt thế nào?
Dù không quy định mức phạt đối với hành vi đỗ xe chắn trước cửa nhà dân nhưng nếu việc đỗ này không đảm bảo đúng quy định về giao thông đường bộ, tài xế có thể bị phạt với những lỗi sau:
Căn cứ: Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xử phạt vi phạm hành chính tiền từ 400.000 – 600.000 đồng
+ Đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng;
+ Đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;
+ Đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường;
+ Đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy;
+ Đỗ xe trên dốc không chèn bánh;
+ Đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi đỗ xe.
Chủ nhà phải làm gì khi muốn xe ô tô của người khác đỗ trước cửa nhà bị xử phạt?
Người dân chỉ có quyền đối với phần đất theo ranh giới nhà mình. Còn hành lang đường, vỉa hè, lòng đường là tài sản công cộng do nhà nước quản lý. Do đó, nếu có tài xế nào lỡ đỗ ô tô trước cửa nhà mình thì người dân không được quyền “tự xử” bằng cách như đổ sơn, cào xước xe, đập phá,…
Nếu thực hiện các hành vi nói trên, chủ nhà hoàn toàn có thể bị xử phạt về hành vi hủy hoại tài sản. Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, chủ nhà có thể bị phạt hành chính từ 02 – 05 triệu đồng.
Đặc biệt, hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 nếu đủ điều kiện cấu thành tội này.
Chính vì vậy, chủ nhà chỉ có quyền nhắc nhở tài xế về việc đỗ xe hoặc báo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đến xử lý nếu việc ô tô đỗ xe sai quy định pháp luật.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Đỗ xe ô tô trước cửa nhà người khác bị xử phạt bao nhiêu tiền?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Đỗ xe trên cầu bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính
Điểm d Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong…
Xe ô tô dừng, đỗ xe trên đoạn đường cong là vi phạm và sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, Điểm b Khoản 11 cũng quy định trường hợp vi phạm theo Điểm d Khoản 4 Điều này thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.