Hiện nay một số xe ô tô, mô tô và các loại xe tương tự khác sử dụng còi hơi; còi không đúng thiết kế, bấm còi không đúng nơi quy định; gây khiến người đi đường dễ giật mình bởi tiếng còi to chói tai dẫn đến tai nạn giao thông. Vậy Độ còi cho xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Độ còi cho xe máy sẽ bị xử phạt
Căn cứ Khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ, cụ thể như sau:
Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành;, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo; đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu; tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo; đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp bạn đã thay còi khác loại so với kiểu loại ban đầu của xe mô tô; (thông thường xe mô tô khi xuất xưởng được cơ quan đăng kiểm kiểm tra; xác định xe xuất xưởng bán ra thị trường bảo đảm yêu cầu các tính năng kỹ thuật của xe theo thiết kế;) là không phù hợp với quy định nêu trên của Luật Giao thông đường bộ.
Việc lắp còi của chủng loại xe khác tuy không làm thay đổi nhiều về hình dáng; kích thước của xe nhưng có thể không đảm bảo độ bền vững và phần nào thay đổi hình thức của xe; nên không được phép thực hiện.
Độ còi cho xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?
Đối với những trường hợp vi phạm; việc xử lý được quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi; trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau; sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông: Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe đồng thời bị tịch thu còi không đúng quy định.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng không có tác dụng.
Như vậy, người vi phạm hành vi độ còi cho xe máy sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100 – 200 nghìn đồng.
Độ còi cho xe ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi; trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian; từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông; thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị; khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông; thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định.
Như vậy, đối với xe ô tô, người vi phạm sẽ bị xử phạt từ 2 – 3 triệu. lớn hơn so mức bị xử phạt với hành vi độ còi cho xe máy. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online.
Các hành vi bị cấm khác khi sử dụng còi xe
Căn cứ Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về những hành vi bị cấm khi sử dụng còi xe cụ thể như sau:
– Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008.
– Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
Việc sử dụng còi xe “vô tội vạ” ở Việt Nam không hẳn là chuyện xa lạ, đặc biệt ở các thành phố lớn, gần trường học, bệnh viện… trong giờ tan tầm. Tuy nhiên, việc này không mang lại tác dụng mà còn gây ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng sức khỏe đến mọi người xung quanh. Thậm chí đây còn để lại ấn tượng xấu khi khách du lịch đến Việt Nam đồng thời thể hiện văn hóa ứng xử con người khi tham gia giao thông.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Độ còi cho xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Đi xe bấm còi inh ỏi có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Xử phạt hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 Luật GTĐB, cụ thể là tổng thời gian lái xe quá 10 giờ/ngày và lái xe liên tục từ 4 giờ trơ lên không dừng đỗ.
Tuy nhiên, xét hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của hành vi vi phạm của tài xế thì cơ quan tố tụng có thể khởi tố vụ án hình sự để điều tra xử lý người vi phạm theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự về “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” với mức phạt tù có thể lên tới 15 năm tù giam.