Đình công là một vấn đề không còn xa lạ đối với mỗi chủ thể tham gia quan hệ lao động; đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Trên thực tế, có nhiều chủ thể chưa nắm được được hết các quy định của pháp luật về đình công; dẫn đến việc thực hiện cuộc đình công bất hợp pháp. Vậy đình công bất hợp pháp là gì? Quy định của pháp luật về các trường hợp đình công bất hợp pháp được thể hiện như thế nào?
Hãy cùng luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Đình công là gì?
- Đình công là một trong những biện pháp mà người lao động sử dụng để gây áp lực đối với người sử dụng lao động; với mong muốn đạt được nhưng yêu cầu nhất định. Do đó, đình công được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Dưới góc độ kinh tế, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế được thực hiện bởi những người lao động; nhằm gây sức ép đối với người sử dụng lao động; nhằm đạt được những yêu sách nhất định….
- Dưới góc độ xã hội, đình công gây ra những ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội; xét về cả tính chất và quy mô, đình công có tác động không nhỏ đến trật tự an toàn xã hội đối với khu vực có đình công xảy ra,…
- Dưới góc độ pháp lý; theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời; tự nguyện và có tổ chức của người lao động; nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động; do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo”.
Đình công bất hợp pháp là gì?
- Như đã phân tích, căn cứ vào sự tuân thủ quy định pháp luật; đình công được phân thành đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp.
- Đình công hợp pháp thường là cuộc đình công tuân thủ các quy định của pháp luật về đình công như điều kiện; phạm vi đình công, doanh nghiệp được phép đình công, hoãn, ngừng đình công,…
- Đình công bất hợp pháp là cuộc đình công không tuân thủ một trong số các quy định về đình công do pháp luật quy định.
Đặc điểm cơ bản của đình công
Đình công là sự phản ứng của NLĐ đối với NSDLĐ thông qua hành vi ngừng việc tạm thời.
- Biểu hiện ngừng việc của người lao động tham gia đình công chỉ có tính chất tạm thời, tức là chỉ tạm ngừng quan hệ lao động.
- Trong ý thức của người lao động, sự ngừng việc này chỉ là trong một khoảng thời gian nhất định; chứ họ không dự định ngừng việc lâu dài, không bỏ việc,…
Đình công là hoạt động mang tính tập thể, có tổ chức và mang tính tự nguyện.
- Đình công là quyền của mỗi cá nhân người lao động; nhưng thực hiện đình công bao giờ cũng là hành vi mang tính tập thể; nó được thể hiện qua sự phối hợp về mặt ý chí và tổ chức của những người lao động với nhau.
- Tính tổ chức được hiểu là có yếu tố lãnh đạo cuộc đình công; đình công theo kế hoạch được chuẩn bị từ trước và hành động vì mục đích chung của tập thể.
Mục đích của đình công
- Mục đích của đình công là nhằm đạt được yêu sách gắn với lợi ích của những người tham gia đình công. Về hình thức, yêu sách có thể được thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói; khẩu hiệu, thậm chí là yêu sách ngầm,…
- Đa số yêu sách trong đình công hiện nay là nhưng yêu sách về quyền và lợi ích đang tranh chấp; mà những người đình công muốn có được sau khi tranh chấp,….
Các trường hợp đình công bất hợp pháp
Trường hợp đình công bất hợp pháp được quy định cụ thể tại Điều 204 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể
- Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.
- Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
- Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.
- Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức; cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
- Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.
- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.
Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công
- Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo; ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
- Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
- Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công; hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác; đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
- Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
- Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục
Vấn đề này được quy định tại Điều 211 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể
- Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được thông báo về cuộc đình công không tuân theo quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, chỉ đạo cơ quan chuyên môn về lao động phối hợp với công đoàn cùng cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ người sử dụng lao động và đại diện ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để nghe ý kiến, hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường.
- Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì lập biên bản, tiến hành xử lý; hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
- Đối với các nội dung tranh chấp lao động thì tùy từng loại tranh chấp; hướng dẫn, hỗ trợ các bên tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này.
Có thể bạn quan tâm
- Đình công là gì? Phân loại đình công lao động theo quy định?
- Thẩm quyền giải quyết yêu cầu của tập thể lao động khi ngừng đình công
- Trình tự thủ tục đình công lao động theo pháp luật Việt Nam.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Đình công là gì? Quy định của pháp luật về đình công bất hợp pháp?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 BLLĐ năm 2019; Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 BLLĐ năm 2019; Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 BLLĐ năm 2019; Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.