Khi đời sống ngày càng được nâng cao, hiện nay nhu cầu chỉnh sửa, trùng tu sắc đẹp gày càng nhiều. Đặc biệt là những yêu cầu về thẩm mỹ nha khoa. Do vậy, có rất nhiều người muốn mở phòng khám răng hàm mặt tư nhân tại nhà. Tuy nhiên còn băn khoăn liệu rằng mình có đáp ứng đầy đủ những điều kiện để mở phòng khám răng hàm mặt hay không? Xoay quanh vấn đề này, Luật sư X nhận được rất nhiều câu hỏi. Cụ thể là câu hỏi của bạn Trần Đức B như sau:
Xin chào Luật sư X! Tôi tên là Trần Đức B. Hiện nay t đang là bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt tại bệnh viện Nông Nghiệp. Sau khi tan làm tại bệnh viện, tôi muốn khám bệnh thêm cho bệnh nhân tại gia đình. Vậy tôi muốn hỏi luật sư về điều kiện mở phòng khám răng hàm mặt hiện nay là gì? Mong luật sư giải đáp giúp tôi!
Căn cứ pháp lý
Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009
Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Nghị định 109/2016/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Hoạt động trong lĩnh vực y tế là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên thực tế. Vì vậy để xin được giấy phép hoạt động phòng khám Răng – Hàm – Mặt; bạn cần đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm:
- Điều kiện về tư cách chủ thể;
- Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị;
- Điều kiện về nhân sự.
Mời bạn đọc xem thêm bài viết: Hướng dẫn thủ tục mở phòng khám nha khoa hiện nay
Điều kiện về tư cách chủ thể:
- Trước hết tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của phòng khám Răng – Hàm – Mặt mà bạn phải thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty trong đó có ngành nghề kinh doanh liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh;
- Nếu quy mô vừa và nhỏ, các bạn chỉ nên thành lập hộ kinh doanh cá thể để được đơn giản hóa về mặt thủ tục cũng như giảm bớt những khoản thuế mà các bạn phải đóng;
- Nếu với quy mô lớn hơn, các bạn nên thành lập doanh nghiệp để tạo điều kiện cho việc phát triển cũng như tìm kiếm đối tác sau này.
Điều kiện về cơ sở vật chất
Thứ nhất
Phải có địa điểm cố định; tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình; bảo đảm đủ ánh sáng; có trần chống bụi; tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh.
Để chứng minh về địa điểm cố định các bạn phải có bộ hồ sơ cụ thể như sau:
- Trường hợp là địa điểm thuộc quyền sử dụng của mình phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh.
- Trường hợp thuê hoặc mượn địa điểm thì phải có Hợp đồng thuê/ mượn địa điểm với chủ sử dụng đất hợp pháp và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thứ hai
Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ nếu trong quá trình hoạt động có thực hiện các thủ thuật liên quan đến bức xạ, điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật (các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với phòng khám nha khoa).
Thứ ba
Nếu phòng khám nha khoa thực hiện thủ thuật về cấy ghép răng (implant) thì phải có phòng hoặc khu vực riêng dành cho việc thực hiện thủ thuật. Phòng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn.
Thứ tư
Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ
Thứ năm
Có thùng rác y tế; hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn theo quy định của pháp luật;
Điều kiện về trang thiết bị y tế:
- Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám nha khoa như: ghế răng,…;
- Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
Điều kiện về nhân sự:
Có thể khẳng định rằng đây chính là điều kiện quan trọng nhất mà bạn phải đáp ứng khi có nhu cầu mở phòng khám Răng – Hàm – Mặt.
- Phòng khám nha khoa phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt;
- Trường hợp Bằng tốt nghiệp là bằng bác sỹ đa khoa thì phải có Chứng chỉ định hướng bác sỹ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt;
- Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng sau khi có bằng tốt nghiệp;
- Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động phòng khám Răng – Hàm – Mặt
Để thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt; bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu quy định);
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài);
- Bản sao công chứng Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật
- Danh sách đăng ký người hành nghề của phòng khám (theo mẫu);
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế; tổ chức và nhân sự của phòng khám (theo mẫu);
- Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn (theo mẫu).
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm những giấy tờ sau:
- Hợp đồng thu gom rác thải y tế;
- Chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy;
- Một số giấy tờ nếu sở yêu cầu bổ sung để chứng minh trong từng trường hợp: Bảng chấm công thực hành; Hóa đơn đóng tiền thực hành; Quyết định phân công người hướng dẫn thực hành …
Câu hỏi thường gặp
Phòng khám răng hàm mặt là phòng khám chuyên khoa theo như quy định tại ( Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011) đã quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đồng thời cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám chữa bệnh. Cụ thể tại Điều 25. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa.
Bắt buộc phòng khám phải có đăng ký kinh doanh dưới dạng công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Sau đó, tùy vào quy mô hoạt động của phòng khám mà điều kiện cụ thể có thể khác nhau.
– Có chứng chỉ hành nghề của Bác sĩ với phạm vi hoạt động chuyên môn là chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt và chứng chỉ hành nghề phải còn hiệu lực.
– Có ít nhất 54 tháng kinh nghiệm hoạt động được thể hiện bằng giấy tờ xác nhận kinh nghiệm; hợp đồng lao động, bảng lương của phòng khám, bệnh viện nơi bác sĩ làm việc.
Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập phòng khám răng hàm mặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố nơi bạn tiến hành thủ tục mở phòng khám là 100.000 đồng
Mời bạn xem thêm bài viết Thủ tục mở quầy thuốc tư nhân hiện nay
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Điều kiện mở phòng khám Răng – Hàm – Mặt hiện nay. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102